Đời sống

Những lợi ích của việc ăn tỏi sống đối với sức khỏe

Ngoài vai trò là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp, tỏi còn được biết đến là bài thuốc hay trong việc phòng và điều trị các bệnh mạch, ung thư, xương khớp.

Tại sao ăn tỏi sống lại có tác dụng tốt đối với sức khỏe?

Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6.36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất thiết yếu như vitamin nhóm B (B1,B2 B3,B6), sắt, canxi, photpho...

Trong tỏi có chứa hợp chất sulfur và glycoside, hàm lượng cao germanium và selen. Hợp chất allicin là nhân tố quyết định tác dụng cơ bản của tỏi. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Để hình thành allicin rất đơn giản. Bạn chỉ việc băm nhuyễn tỏi. Lúc này, enzyme trong tỏi sẽ bị kích hoạt giúp chuyển tiền chất alliin thành allicin.

Băm tỏi sẽ tốt hơn khi để nguyên

Những công dụng của tỏi đối với sức khỏe

1. Phòng và điều trị cảm cúm

Trong tỏi chứa sulfur - hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm các bệnh cảm cúm, các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tỏi sống còn giúp rút ngắn tới 70% thời gian bị cảm, người bệnh nhờ đó mà hồi phục nhanh hơn.

2. Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Tỏi ức chế quá trình chuyển hóa nitrat thành nitric trong dịch vị, ngăn cản hình thành nitrosamine, phòng ung thư dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, chất germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn chặn quá trình hình thành các gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ hình thành khối u.

Tỏi còn giúp ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất có hại đối với cơ thể.

3. Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Ăn tỏi thường xuyên còn giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh nhờ khả năng hạ mức cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể, loại bỏ xơ vữa thành mạch, làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ, hạn chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối.

Tỏi giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu. Nhờ polysulfides và các phân tử lưu huỳnh có trong tỏi mà các cơ trơn giãn ra, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc, giãn mạch. Từ đó huyết áp được duy trì ở mức độ ổn định thường xuyên.

4. Cải thiện chức năng xương khớp

Những Vitamin và khoáng chất có trong tỏi như mangan, kẽm cùng các chất chống oxi hóa và enzyme...có tác dụng hiện quả trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết, chuyển hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể. Từ đó giúp xương chắc khỏe hơn.

Việc ăn tỏi thường xuyên ở phụ nữ còn giúp làm chậm tiến trình loãng xương nhờ khả năng tăng cường nội tiết tố estrogen đồng thời làm giảm triệu chứng của các bệnh về xương khớp hiệu quả.

5. Cường dương, bổ thận, tăng cường sinh lực

Việc ăn tỏi sống mang lại rất nhiều lợi ích cho phái mạnh, cụ thể:

- Làm tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương.

- Chất creatinine và allithiamine được tạo ra đóng vai trò quan trọng tham gia vào hoạt động cơ bắp, góp phần loại bỏ tình trạng mệt mỏi, nâng cao thể lực cho phái mạnh.

Ngoài ra, tỏi còn có nhiều tác dụng hữu ích:

- Mang lại thai kì an toàn: tăng trọng đối với thai bị thiếu cân, giảm thiểu những rủi ro khác trong thai kì.

- Lọc độc tố trong máu.

- Ngăn ngừa Alzheimer.

- Làm đẹp da hiệu quả.

Ăn tỏi sống như thế nào là đúng cách?

Ảnh minh họa

- Nên băm nhuyễn tỏi, để trong khoảng 10-15 phút mới ăn.

- Có thể ăn tỏi ngâm giấm vì cách sơ chế này vẫn đảm bảo các hoạt chất trong tỏi được giũ lại tối đa.

- Sau khi ăn bạn có thể súc miệng bằng cà phê, uống sữa bò, nhai kẹo cao su...để khử mùi hôi.

Những ai không nên ăn tỏi?

- Không ăn tỏi khi đang đói, đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày - tá tràng.

- Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu.

- Người đang bị tiêu chảy.

- Người có tiền sử mắc các bệnh về gan.

- Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu...

- Người có thể trạng yếu.

Đặc biệt không chế biến tỏi với các loại thực phẩm khác như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm để tránh gây ngộ độc thực phẩm.

Kiều Trinh (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo