Những lưu ý tuyệt đối không được bỏ qua khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Công thức làm trà sữa đặc biệt vừa thơm ngon, vừa giúp chị em chống lão hóa / Mẹo trị muỗi đốt cho trẻ cực hiệu quả, mẹ bỉm sữa nào cũng cần biết
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, có khả năng lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh.
2. Cách nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻDấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh tay chân miệng là: sốt, đau miệng, loét miệng, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Thông thường, ở bệnh ở thể nhẹ, trẻ chỉ bị sốt nhẹ, sốt cao nhưng dễ hạ. Sau đó xuất hiện những tổn thương da như rát đỏ, mụn nước ở các vị trí như: họng, xung quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân,…
Nếu trẻ sốt cao, sốt liên tục trên 38,5 độ, kéo dài quá 48 giờ mà không hạ dù đã cho trẻ uống paracetamol thì bệnh tay chân miệng đã chuyển sang thể nặng. Triệu chứng nhận biết trẻ bị tay chân miệng thể nặng còn bao gồm: trẻ giật mình, giật mình là biểu hiện của việc nhiễm độc thần kinh.
Trường hợp trẻ bị bệnh ở thể nặng, trẻ cần nhập viện để được điều trị kịp thời. Trường hợp trẻ bị bệnh ở thể nhẹ, trẻ có thể tự khỏi trong 7-10 ngày nếu được được chăm sóc đúng cách
Với những trẻ bị bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ thì cha mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp cho trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà các bậc phụ huynh tuyệt đối không được bỏ qua khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà.
Thuốc điều trị bệnh: Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Khi trẻ sốt cao cần hạ sốt. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
Vệ sinh sạch sẽ: Hằng ngày tắm cho trẻ bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Có thể dùng các loại lá trà xanh, lá chân vịt tắm cho trẻ.Nhưng cần chú ý khi tắm gội cần phải nhẹ nhàng tránh làm vỡ bọng nước gây đau rát cho trẻ.
Nên luộc sôi và sử dụng riêng biệt những dụng cụ ăn uống uống của từng trẻ như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn... không nên để trẻ dùng chung đồ chơi.
Dinh dưỡng: Khi bị bệnh, các vết loét ở miệng làm trẻ, khó ăn uống, cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, uống nhiều nước mát. Thức ăn cần chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Không nên ép trẻ ăn lúc này vì sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi.
Theo dõi sát tình trạng bệnh: Cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ, trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu bệnh ở thể nặng, phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng về sau. Tốt nhất, trong thời gian bị bệnh nên cho trẻ tái khám hằng ngày để sớm phát hiện những diễn biến bất thường.Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi nắng nóng và hướng dẫn cách xử lý
4. Những biến chứng của bệnh tay chân miệngThông thường khi được chăm sóc đúng cách trẻ sẽ khỏi bệnh tay chân miệng trong 7 - 10 ngày, hiếm khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu xảy ra trẻ sẽ gặp nguy hiểm với các biến chứng như sau:
Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
Một số biến chứng khác gồm: liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não
Ngoài ra, nếu không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì trẻ cũng dễ bị bội nhiễm tại các vết phỏng nước ở trên da.
5. Làm sao để tránh lây nhiễm tay chân miệngTheo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Minh Tiến,
Cũng theo ý kiến của bác sĩ Đào Trường Giang, khoa nhi Bệnh viện Xanh Pôn: "Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp hiệu quả nhất để tránh lây nhiễm bệnh. Vệ sinh đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa, điện thoại ... (những vị trí, đồ vật trẻ hay tiếp xúc) cũng là cần thiết. Hướng dẫn trẻ rửa tay sẽ giúp trẻ tự chủ động bảo vệ mình khỏi bệnh tay chân miệng cũng như nhiều bệnh khác như Covid, tiêu chảy,..."
PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng khuyến cáo về tình trạng lây lan bệnh tay chân miệng trong trường học:"Cần phát hiện kịp thời những cháu trong nhà trẻ có biểu hiện ốm đau bất thường được đi khám và cách ly ngay để không lây truyền cho các cháu khác"
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần báo lên thầy cô giáo và nhà trường để cho trẻ tạm nghỉ học trong vài ngày cho đến khi khỏi bệnh. Tránh tình trạng dịch bệnh bùng phát nhanh trong cộng đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ