Những món ăn tốt và 'đại kỵ' với bệnh nhân ung thư
Những thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho người ăn chay / Những loại thực phẩm tốt cho người thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử
Theo BS chuyên khoa ung thư Phạm Đình Tuần, Bệnh viện đa khoa Bộ Nông nghiệp, chế độ ăn uống từ nguồn thực phẩm chế biến sẵn thiếu rau quả và trái cây tươi cũng là một yếu tố rủi ro gây ung thư. Chúng ta đã có những khuyến cáo về việc 1 số đồ hộp, nước uống đóng lon, đóng chai có cồn và các chất bảo quản quá liều lượng là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư
Với những kiến thức về y học hiện nay, được biết bệnh ung thư xuất hiện khi có sự biến đổi ở các gien chịu trách nhiệm hồi phục và phát triển tế bào.
Mặc dù nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Nhưng người ta vẫn có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy chế độ ăn uống cũng góp phần gây ra bệnh ung thư, tái phát ung thư và có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.
Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Harvard, Boston đã theo dõi hơn 90.000 phụ nữ ở độ tuổi 26-49 từ năm 1991 tới 2003. Cứ 4 năm một lần, nhóm nghiên cứu hỏi những người tham gia về thói quen ăn uống và tất cả những bệnh mà họ mắc phải trong thời gian đó. Tới năm 2003, hơn 1.000 người trong số đó bị ung thư vú.
Các chuyên gia nhận thấy những phụ nữ ăn thịt đỏ ở mức bình quân 150 g mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú cao gần gấp đôi những người chỉ dùng 300 g mỗi tuần hoặc ít hơn. Eunyoung Cho, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng chính hoóc môn hoặc những hợp chất có tác dụng giống như hoóc môn là tác nhân kích thích sự phát triển của ung thư vú, thông qua cơ chế gắn các thụ thể hoóc môn vào các khối u.
Một nhóm các nhà khoa người Pháp, đứng đầu là nhà sinh học phân tử Gilles-Eric Seralini, Đại học Caen, ở Normandy công bố nghiên cứu này trên tạp chí Thực phẩm và Hóa chất độc hại. Nghiên cứu kéo dài trong 2 năm cho thấy, chuột được nuôi bằng loại ngô biến đổi gene NK603 thì có đến 50-80% bị ung thư. Nhiều con bị tổn thương gan hay gặp các vấn đề ở thận, hệ tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, cả ngô biến đổi gene NK603 và thuốc diệt cỏ Roundup đều có tác động tương tự đến sức khỏe của chuột. Nhiều con - đặc biệt là chuột cái - chết sớm hoặc có bệnh.
Vì vậy muốn nâng cao chất lượng điều trị, phòng ngừa tái phát, di căn bệnh ung thư, không chỉ hoàn toàn dựa vào phẫu thuật, hóa, xạ trị mà cần nâng cao hệ thống miễn dịch & dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, tùy từng loại bệnh, giai đoạn, sức khỏe của người bệnh để đưa ra biện pháp phù hợp.
Trong khoảng 20 năm gần đây, những hiểu biết về hệ thống miễn dịch ngày càng tiến bộ, nhiều người đã sử dụng các Cytokin và kháng thể đơn dòng có khả năng điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Các chất miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc sinh học như: BCG và Carynebacterium barvum đã được sử dụng trên thực nghiệm và trên người. Các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc hoá học như LH1… cũng đang được nghiên cứu.
Những thành tố khác như vitamin E, vốn được biết là gây ra sự lập trình cái chết của tế bào,(Apoptosis, sự lập trình cái chết của tế bào, được biết là đóng vai trò trong nhiều tiến trình sinh lý học khác nhau như sự phát triển, sự duy trì trạng thái cân bằng nội mô và sự loại trừ các tế bào ung thư) đây là phương pháp thông thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào bị hư tổn, các tế bào không mong đợi, tế bào không cần thiết. Apoptosis, "sự lập trình cái chết của tế bào" là hồi đáp cho những tế bào chịu tổn thương đang ở trong môi trường nguy hiểm, VD bị tia tử ngoại chiếu, đang tiếp xúc với hoá chất nguy hiểm, bị lây nhiễm virus hay đang chịu tổn thương vật lý, là hãy tự huỷ. Nếu không có lệnh tự huỷ và tiếp tục ở trong môi trường không thuận lợi, sự tồn tại và sinh sôi của các tế bào bị tổn thương này sẽ là căn nguyên của ung thư, AIDS và nhiều bệnh khác, đó là ý nghĩa của sự lập trình cái chết của tế bào. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến dinh dưỡng đối với người mắc ung thư.
Người mắc bệnh ung thư cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt do họ có nhu cầu dinh dưỡng cao, trong khi khả năng ăn uống lại giảm sút. Chán ăn là biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân ung thư do thay đổi tâm sinh lý, do các độc chất tiết ra của khối u, của các tế bào miễn dịch và các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể và do những tác dụng không mong muốn của hóa-xạ trị. Khối u còn gây chèn ép, gây đau, có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn.
Những trường hợp phẫu thuật khối u vòm họng, miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng, hoặc các tuyến tiêu hóa như ung thư gan - mật, tuyến tụy còn làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường của cơ thể.
Suy dinh dưỡng còn do một lượng lớn chất dinh dưỡng bị các tế bào ung thư sử dụng, do tăng cường hoạt động của miễn dịch, do rối loạn chuyển hóa và rối loạn hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể, như hệ thần kinh trung ương, tiêu hóa, nội tiết.
Người mắc ung thư nên ăn và không nên ăn gì?
Hippocrates đã nói “Thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn và thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn”
Trong quá trình điều trị và dự phòng ung thư,người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống cho phù hợp vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được sức khỏe chống lại bệnh tật.
Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, đậu nành, trứng, cá, hải sâm, sò huyết, bào ngư, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch.
Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng. Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng.
Cần ăn nhiều các thực phẩm củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm thuốc kích thích, các chất bảo quản như bưởi, dừa, đu đủ, chuối, thanh long, bí xanh, bí đỏ, xu hào, khoai sọ, khoai lang, củ đậu, ngô non. Các loại rau như dấp cá, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh….(Rau má không nên dùng vì có thể có nguy cơ chảy máu.Nên chú ý rau cần, rau muống được trồng trong môi trường sông ngòi nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại nặng như Chì, Asen ...
Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ. Cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường có chất bảo quản. Nên chế biến thực phẩm tươi bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến.Nên dùng dầu dừa, dầu ô liu… bằng công nghệ ép lạnh ( không sử dụng chất bảo quản gây ung thư ) trong chế biến thức ăn để cung cấp nhiều năng lượng và tạo sự bền vững của màng tế bào, chống thất thoát năng lượng.
Cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu sống , tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Hạn chế ăn các loại thịt màu đỏ như lợn , trâu, bò, ngựa vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó tiêu, khó hấp thu hơn do cần tới nhiều enzyme để thủy phân. Ngoài ra những thực phẩm này có tính axit và còn dư chất kháng sinh, hormon tăng trọng, ký sinh không tốt cho bệnh nhân ung thư. Thịt không tiêu hóa nằm nguyên trong ruột, gây thối rữa và tạo ra chất độc cho cơ thể.
Theo tôi cần cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ 30 % thuộc về các loại hạt; 30 % thức ăn từ các loại củ ; 20 % từ các loại rau, quả ; 10 % từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết , hải sâm, yến…10 % còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển,tảo nâu ( Fucoidan), phiêu sinh vật biển ( Phytoplankton )….
Chú ý hạn chế ăn các loại bột dinh dưỡng có nguồn gốc từ các loại thực phẩm biến đổi gen vì có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng. Cũng nên chú ý các dinh dưỡng chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.
Cần từ bỏ các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy uống và chế biến thức ăn từ nước lọc để loại bỏ một phần các kim nặng như sắt, asen, thủy ngân, chì, amiang …độc hại vượt ngưỡng cho phép có trong nước nhiễm bẩn.
Ngoài ra, điều cần lưu ý là giá trị của các loại thực phẩm khác nhau không chỉ ở chủng loại mà còn ở cách trồng trọt, chăm bón, cả qúa trình chế biến và bảo quản chúng.
Cần giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, dự trữ và ăn uống. Hàng chục năm nay các nhà dinh dưỡng đã đưa I ốt vào muối ăn để giúp cơ thể phòng bệnh bướu giáp và chống lại các phóng xạ,nhưng thực tế khâu bảo quản và chế biến thực phẩm cũng làm cho I ốt bốc hơi, ngoài ra Clor, Flor trong nước cũng đẩy bớt I ốt ra khỏi cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2