Những người nào không nên uống nước lá tía tô?
6 nhóm người ‘đại kỵ’ với nước dừa, thèm đến mấy cũng không nên uống / Công dụng ít ai ngờ tới của nước uống lúa mạch
Lá tía tô từ lâu được biết đến là vị thuốc tốt trong Y học cổ truyền. Nhiều người vẫn có thói quen đun nước lá tía tô uống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được loại nước này. Vậy, những người nào không nên uống nước lá tía tô?
Tác dụng của nước lá tía tô với sức khỏe
Theo nghiên cứu y học hiện đại, nước sắc của cành và lá tía tô có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn; một số nấm gây bệnh ngoài da; tăng cường nhu động dạ dày, ruột.
Lá tía tô còn làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn. Loại lá này tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết; chống đông máu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu.
Theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh tỳ, phế. Tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau.
Có thể sử dụng toàn cây làm thuốc, dưới dạng dùng tươi, thuốc sắc, tinh dầu hoặc dạng bột mịn.
Những người nào không nên uống nước lá tía tô là băn khoăn của rất nhiều người
Dưới đây là những công dụng của nước lá tía tô với sức khỏe:
Thưởng thức một ly nước tía tô giữa ngày hè nóng bức quả là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng. Nước tía tô ngoài làm mát cơ thể, còn mang lại vô vàn tác dụng đối với sức khỏe.
- Nước tía tô là loại nước rất tốt để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ và thậm chí cả ung thư.
- Lá tía tô không có tác dụng điều trị hoàn toàn bệnh hen suyễn, nhưng chúng giúp phòng ngừa tình trạng dị ứng, viêm và quá trình oxy hóa ở bệnh nhân, từ đó góp phần kiểm soát các triệu chứng phụ như ho, đờm, khó thở.
- Tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, do đó cải thiện tiêu hóa và giảm tác động của chứng khó tiêu.
- Trong tinh dầu của tía tô chứa Alpha linolenat, đây là một axit omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, giúp giảm cân.
- Lá tía tô có chứa nhiều chất Luteolin - giúp làm giảm nguy cơ sâu răng.
- Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Theo các chuyên gia, uống nước lá tía tô mỗi ngày tác dụng trong việc làm đẹp da, xóa mờ nám, dưỡng trắng da do tía tô chứa nguồn khoáng chất phong phú, có thể ngăn ngừa sự hình thành của melamin.
Hơn nữa, thói quen uống nước lá tía tô mỗi ngày còn thúc đẩy giảm cân hiệu quả do tía tô chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein thực vật... giúp thúc đẩy chức năng dạ dày, kích thích trao đổi chất.
Những người nào không nên uống nước lá tía tô?
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên uống nước tía tô vì có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.
Ngoài ra, người dị ứng với tía tô cẩn trọng khi tiêu thụ thực phẩm này để không gây ra các dấu hiệu khó chịu như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, da bị nóng rát, châm chích,…
Những điều cần lưu ý khi uống nước lá tía tô
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô là trước 3 bữa chính khoảng 10-30 phút. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời giúp thúc đẩy mỡ thừa, giảm cân, làm sáng da.
Nước tía tô tốt nhưng chuyên gia cảnh báo không nên uống thay nước lọc. Càng không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề "Những người nào không nên uống nước lá tía tô?" rồi chứ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo