2. Lợi ích của nước lúa mạch đối với sức khỏeDựa trên các dẫn chứng của nghiên cứu khoa học đăng tải trên NCBI, dưới đây là một số công dụng của nước lúa mạch đối với sức khỏe.
2.1. Giảm cholesterolMột nghiên cứu năm 2007 cho thấy chiết xuất lúa mạch chứa các chất hóa học tocol có tác dụng giảm mức cholesterol xấu - đây là một tín hiệu tốt cho sức khỏe tim mạch bởi quá nhiều cholesterol xấu trong máu, theo thời gian sẽ dẫn tới sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Các mảng bám trong động mạch tích tụ càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh tim thậm chí là đột quỵ càng cao.
2.2. Đặc tính làm mátKhông chỉ nước lúa mạch, các loại nước uống giàu hydrat hóa cho cơ thể đều giúp duy trì cân bằng điện giải, ngăn ngừa rối loạn do nhiệt và giảm tình trạng mất nước do nắng nóng gây ra.
Ngoài nước lúa mạch, một số loại nước giúp làm mát cơ thể khác bao gồm: nước dừa, nước đậu xanh, nước bí đao, nước gạo lứt, nước rau má, nước đậu đen, trà xanh, nước lọc, trà artiso...
2.3. Hạ đường huyếtNước lúa mạch giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức dễ dàng kiểm soát được. Theo một đánh giá năm 2013 thì loại nước này giúp lượng đường trong máu không bị tăng đột biến sau mỗi bữa ăn.Nghiên cứu ban đầu được thực hiện với chuột cho thấy lúa mạch tiết ra một loạihormone ức chế sự thèm ăntrong ruột.Các nhà nghiên cứu tin rằng tác dụng này có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừabệnh béo phìvàtiểu đường, tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác nhận xem điều này có đúng ở người hay không.
Dựa trên báo cáo này có thể thấy nếu bạn đang bị tiểu đường và đang tìm cách kiểm soát đường huyết thì bạn nên thêm nước lúa mạch vào chế độ ăn của mình. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, nước lúa mạch không được sử dụng để thay thế cho bất cứ một biện pháp điều trị tiểu đường nào mà bác sĩ chỉ định.
Hay nói cách khác, bạn có thể sử dụng nước lúa mạch như một phương pháp hỗ trợ tự nhiên bên cạnh phương pháp điều trị chính của bệnh tiểu đường.
2.4. Thúc đẩy giảm cânNếu bạn đang trên hành trình giảm cân hoặc tìm các loại thức uống giúp giảm cân thì nước lúa mạch là một lựa chọn đáng để xem xét. Nước lúa mạch chứa đầy chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi mà còn tăng cảm giác no lâu.
Loại nước ít béo kết hợp với hydrat hóa khi thêm vào chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng trong thời gian dài.Như vậy với câu hỏi ăn lúa mạch có béo không thì câu trả lời là có, đặc biệt là lúa mạch nguyên cám.
2.5. Giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ miễn dịchLúa mạch chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa như sắt, đồng, mangan, vitamin B. Chất chống oxy hóa từ lâu đã được chứng minh là có ích cho sự phát triển của tế bào, chống lại các gốc tự do gây bệnh mãn tính hay viêm nhiễm cho cơ thể và "tạm biệt" stress oxy hóa.
Đặc biệt, nước lúa mạch có chứaaxit ferulic, một chất chống oxy hóa mà các nghiên cứu cho thấy có thể bảo vệ tế bào của bạn khỏitác hại gây ung thưvà ngăn ngừa sự phát triển của khối u.Ngoài ra, hỗn hợp chất xơtrong lúa mạchcũnglàm giảm lượngđường trong máu cao, một yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh mãn tính nhưtiểu đườngvàbệnh tim.
Để tăng thêm công dụng này bạn có thể thêm vào nước lúa mạch một ít vỏ cam, vỏ chanh để tăng cường vitamin C.
3. Uống nước lúa mạch như thế nào là tốt nhất?Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì để tận dụng tối đa tác dụng của nước lúa mạch, bạn nên uống nước lúa mạch "không qua lọc". Điều này giúp bạn nhận được hàm lượng chất xơ cũng như các vitamin từ phần "bột cám" cao hơn.
Mặc dù là nguồn tuyệt vời của vitamin và khoáng chất cũng như các chất dinh dưỡng khác nhưng bạn cũng có thể gặp rủi ro sức khỏe với thức uống này, cụ thể:
- Khó chịu cho hệ tiêu hóa
Nước lúa mạch không lọc chứa một lượng chất xơ cao - tuy điều này tốt cho hệ tiêu hóa nhưng uống quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị co thắt, táo bón, đầy hơi và chướng bụng.
- Tăng cân
Nếu bạn thêm các loại trái cây hay chất làm ngọt như mật ong vào nước lúa mạch sẽ khiến bạn khó kiểm soát được calo hơn và lâu dài có thể dẫn tới tăng cân.
- Dị ứng
Do lượng gluten cao nên nếu bạn bị mắc bệnh Celiac hay không dung nạp gluten thì sẽ rất dễ bị dị ứng.
- Tương tác thuốc
Do nước lúa mạch có thể gây giảm lượng đường trong máu nên người mắc bệnh tiểu đường đang sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn thêm loại nước này vào chế độ ăn uống hàng ngày.
4. Cách làm nước lúa mạch giảm cânĐể làm nước lúa mạch giảm cân bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 8 ly nước lọc và 1 ly lúa mạch nguyên vỏ.
Cách thực hiện:
- Ngâm lúa mạch trong một tô nước sạch khoảng 8 - 9 tiếng, đậy nắp kín. Sau khi ngâm xong bạn lấy rây để lọc lấy lúa mạch và bỏ phần nước ngâm đi
- Đun sôi nước đã chuẩn bị, sau khi nước sôi bạn cho phần lúa mạch đã chuẩn bị vào và tiếp tục đun ở lửa to cho tới khi nước sôi lại. Sau đó bạn hạ lửa xuống mức nhỏ, đun sôi lăn tăn lúa mạch trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp
Bạn có thể uống nước trực tiếp không lọc hoặc lọc qua rây và bảo quản trong tủ lạnh. Thêm một chút chanh, đường, quế hoặc gừng để thêm mùi vị cho nước lúa mạch.