Những người nào nên dùng yến sào để bồi bổ sức khỏe
Thực phẩm ăn vào giúp bạn xua tan mọi stress / Sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hại cả nhà
Ảnh minh họa. |
Theo dân gian và các sách vở đông y, yến sào thuộc vào hàng có giá trị dinh dưỡng cao vào bậc nhất trong tất cả các món ăn và vị thuốc từ xưa đến nay. Yến sào có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng tăng cường sinh lực, tăng đề kháng, làm sạch phổi, làm vết thương chóng lành.
Yến sào thô. |
Trong bộ Hải thượng Y tông Tâm lĩnh, Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, yến sào có công dụng "bồi dưỡng cơ thể, cải lão hoàn đồng". Yến sào phù hợp với mọi lứa tuổi, không kể tình trạng sức khỏe, ăn vào chỉ có bổ khỏe thêm, và đặc biệt có tác dụng cho người bệnh không ăn được cơm, người suy nhược cơ thể, người mới khỏi bệnh cần phục hồi sức khỏe nhanh.
Sách "Thực vật tất khảo ký lục" do Hoàng Xuân Hãn dịch, ghi lại các món ăn có từ cách đây hơn 250 năm, thì yến sào không được liệt kê thành một món ăn, mà chỉ làm gia vị. Điều đó cho thấy, yến sào rất quý và bổ dưỡng, chỉ cần một lượng rất nhỏ là đủ. Về giá trị bổ dưỡng của yến sào, theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu.
Trong yến sào có đến 31 nguyên tố khoáng vi lượng, giàu nhất là Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tiêu hóa tăng hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se.
Ngoài ra lượng mỡ rất thấp, 0-0,13%, nên yến sào là một món ăn lý tưởng cho bất cứ tình trạng sức khỏe, lứa tuổi nào.
Đối với phụ nữ mang thai
Đối với thai phụ suy dinh dưỡng, nhất là những người bị ốm nghén trầm trọng, con kém phát triển, thì có thể sử dụng tổ yến để bồi bổ. Đối với phụ nữ chưa bao giờ ăn yến sào, và đây là lần đầu tiên ăn tổ yến thì nên ăn ít để xem cơ thể có phản ứng gì không? Còn đối với thai phụ đã từng ăn yến sào thì việc bổ sung dinh dưỡng từ yến sào trong giai đoạn này rất cần thiết.
Yến sào là một loại thuốc bổ lý tưởng cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Ăn tổ yến giúp người mẹ có sức khỏe tốt trong suốt 9 tháng thai kỳ. Giai đoạn đầu của kỳ thai là thời gian vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bào thai. Các cơ quan của thai nhi đang trong giai đoạn hình thành.
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn, cơ thể người mẹ cần đảm bảo có đủ sức khỏe, chế độ dinh dưỡng phải hợp lý. Ngoài những loại thực phẩm dành riêng cho bà bầu, người mẹ cần bổ sung thêm tổ yến. Vì tổ yến sẽ giúp cho người mẹ có sức đề kháng cao, tăng khả năng chống lại bệnh tật và giảm các triệu chứng liên quan đến thai nghén, giúp người mẹ ăn uống ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Mẹ ăn yến sào khi mang thai, bé sẽ có trí não phát triển tốt và rất thông minh
Ngoài những công dụng tốt cho thai phụ, yến sào còn có những đặc tính như kích thích sự tăng trưởng của tế bào, đẩy mạnh hoạt động cung cấp máu, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp các chất ô xi hóa giúp loại bỏ các gốc tự do… nên tổ yến có tác dụng thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, giúp não bé hình thành và phát triển tốt, tăng cường sức đề kháng cho bào thai và sau khi bé ra đời. Những trẻ được mẹ chú trọng việc ăn yến khi mang thai thường khỏe mạnh, năng động, cứng cáp, thông minh và ít bệnh hơn so với các bé không được mẹ nuôi dưỡng bào thai bằng tổ yến.
Cách dùng yến sào cho bà bầu, được chia thành nhiều thời kì khác nhau như sau:
Thời kì mang thai tháng thứ 4: ăn mỗi ngày 1 chén
Thời kì mang thai thứ 5 đến sau khi sinh 6 tháng: ăn 2 ngày 1 chén. Trong 1 tháng phụ nữ mang thai nên sử dụng 100gr yến.
Thời kì mang thai tháng thứ 7 sau khi sinh trở đi: ăn 3 ngày 1 chén. Trong thời gian này, số gram yến nên được giảm đi do lúc này thai nhi đã phát triển mạnh, cần có sự thay đổi thích hợp cho đến khi ra đời.
Thời điểm ăn yến tốt nhất là vào buổi tối để yến sào dễ dàng giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất.
Đối với trẻ em
Trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở đi) là có thể sử dụng được món yến. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn. Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 70ml/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện.
Cách chế biến yến sào phát huy công dụng tốt nhất đối với trẻ em:
Hãy dùng yến sào có nguồn gốc 100% tự nhiên, không chất phụ gia và bảo quản để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng tốt nhất cho bé các bạn nhé. Các chế biến yến sào tốt nhất để phát huy tối đa công dụng chính là hãy hấp yến sào với đường phèn, ngoài ra bạn cũng có thể hấp yến sào và cho vào chén súp thịt gà rất tốt cho sức khoẻ trẻ em.
Để giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, hãy cho bé ăn khi đang đói, tốt nhất là vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ để các dưỡng chất có trong tổ yến được cơ thể bé hấp thụ tốt nhất.
Đối với người giàNgười già sức đề kháng kém do vậy cần được bồi bổ sức khỏe 1 cách có hiệu quả. Yến sào đã và đang là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình bởi đây là sản phẩm cao cấp có nguồn dinh dưỡng lớn rất có lợi cho sức khỏe con người đặc biệt giúp người già thêm minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh, xương dảo dai hơn. Tuy nhiên Yến sào không giống với các loại thực phẩm thông thường khác, bạn cần chế biến yến sào đúng cách, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người cũng như đối tượng sử dụng để có cách chế biến và sử dụng yến sào riêng.
Cách chế biến yến sào bổ dưỡng dành cho người già
Có rất nhiều món ăn được chế biến từ yến sào, tuy nhiên tùy thuộc vào đối tượng sử dụng để có cách chế biến món ăn cho hợp khẩu vị. Cháo yến là món ăn dinh dưỡng vừa dễ ăn lại cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết không chỉ với người già mà trẻ em, phụ nữ hay bất cứ ai cũng sử dụng được.
Món cháo yến thịt bằm:
Chuẩn bị: 2 tai tổ yến sào thô đã tinh chế, nếu là tổ yến chưa tinh chế bạn chỉ cần ngâm trong nước khoảng 30 p rồi lấy nhíp nhặt sạch lông yến rồi xả với nước là được, 100g thịt lợn xay, 1 chén gạo (cả nếp lẫn tẻ), 100ml nước lọc, dầu mè, dầu ăn, muối, gia vị, nước tương, rượu trắng, l nước gừng
Với món cháo thịt bằm đơn giản này giúp cho người bệnh phục hồi nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị đồng thời cũng là giải pháp chăm sóc sức khỏe cho người già rất tốt.
Cách chế biến yến sào cho người già không chỉ có món cháo yến mà còn có các món như: chè yến hạt sen, sup yến cua, tổ yến hầm gà… có thể chế biến yến sào bằng cách kết hợp với các nguyên liệu khác để thay đổi khẩu vị.
Liều dùng:
Với người già và người bệnh bạn nên sử dụng với liều lượng 5gr/lần dùng đều mỗi ngày ở tháng đầu tiên, mỗi 2 ngày ở tháng thứ 2 và mỗi 3 ngày ở tháng thứ 3. Sử dụng yến sào kết hợp với chế độ ăn uống khoa học cùng kết hợp với thể dục, đi bộ hàng ngày giúp bạn đạt kết quả cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ