Đời sống

Những người trí tuệ cao minh thì tâm tính lại càng như trẻ thơ

Người ngây thơ không có nghĩa là họ chưa từng trải qua sóng gió của cuộc đời, mà chính bởi vì đã trải qua mới hiểu được rằng làm người ngây thơ thuần chất chính là khó nhất.

Nhan sắc "trong veo" "ngắm là yêu" của nữ sinh 10X Bắc Giang / Top 10 đặc điểm của phụ nữ khiến cánh đàn ông 'mê mệt'

Ngây thơ chất phác chính là cái gốc của đại đạo

Lão Tử từng nói: “Hàm đức chi hậu, tỉ ư xích tử” (Người có đức lớn cũng tựa như trẻ nhỏ), Lão Tử đem hình ảnh trẻ thơ làm hình mẫu tượng trưng cho lý tưởng sống của con người. Bởi trẻ em luôn bảo trì được trạng thái, tố chất tự nhiên, vô tri vô dục, nó là trạng thái gần với đạo nhất. Tâm thái của trẻ nhỏ luôn thẳng thắn, đơn giản, ăn uống vui buồn đều một niệm mà khởi, một niệm mà diệt, đến tự nhiên mà đi cũng tự tại.

Lão Tử cũng lại từng nói: “Nhược giả, đạo chi dụng” (Diệu dụng của đạo chính là mềm yếu), trẻ em tuy yếu ớt, nhưng lại có được sự hưng thịnh, sức sống mãnh liệt nhất, tiềm ẩn nhiều cơ hội sinh trưởng nhất. Tâm hồn ngây thơ chất phác của trẻ xuất phát từ sự tự nhiên, như trang giấy trắng, có thể tô vẽ lên đó muôn vàn sắc màu và hình thái khác nhau, có khả năng phát triển vô hạn.

Trang Tử từng nói trẻ em nhi đồng: “Dữ thiên vi đồ”, “Chân giả, sở dĩ thụ vu thiên dã”, ý Trang Tử nói rằng: trẻ em là người có bản tính gần với thiên đạo, có đầy đủ sự “Thiên chân” đến từ thiên đạo. Tâm hồn của trẻ nhỏ nhi đồng cũng thuần khiết, trong sáng như hạt thủy tinh, và cũng phong phú, rộng mở như bầu trời xanh cao bất tận. Vậy nên cũng nói, người càng có tâm hồn như trẻ nhỏ thì càng trân quý, càng có trí huệ cao thâm.

Nếu như Lão Tử và Trang Tử cho rằng tâm hồn trẻ em tiếp cận được gần với đạo thì đến thời kỳ Nhà Minh, Lý Chí đã nhận định rằng tâm hồn trẻ em chính là nguồn gốc của đại đạo.

Lý Chí tiếp thụ tư tưởng của Vương Dương Minh, cho rằng trẻ em là sự khởi đầu của một đời người, còn tâm hồn của trẻ em lại là sự khởi đầu của tâm người cho nên tâm hồn của trẻ nhỏ chính là căn bản của đại đạo.

Ảnh minh họa.

Trái tim của trẻ nhỏ chính là cái nôi của sinh mệnh

Lão Tử nói: “Thường đức bất ly, phục quy vu anh nhi” (Đức thường hằng không hề mất, là trở về với trạng thái như trẻ sơ sinh), sinh mệnh của con người phải hợp với đạo, có đức chính là phải thuận với tự nhiên, “phản bổn quy chân”, quay về với trạng thái thuần chân nhất của hài nhi.

Đời người một kiếp có thể bình lặng cũng có thể oanh liệt, có thể ẩn cư nơi rừng thẳm núi sâu, cũng có thể tung hoành tứ hải. Bất kể là lựa chọn thế nào cũng chẳng có đúng sai, chỉ có điều làm người thì không thể thiếu tự do và trí huệ, hồng trần một kiếp nổi trôi, dù bất cứ nơi đâu cũng không được quên đi tâm hồn thuần chân như trẻ nhỏ. Tô Đông Pha từng nói: “Thiên chân lạn mạn thị ngô sư” (Ngây thơ hồn nhiên chính là thầy của ta). Tâm hồn ngây thơ của trẻ nhỏ cũng là một loại lãng mạn, đối với thế gian vạn vật đều ôm một lòng lãng mạn, người có tâm hồn trẻ thơ đủ đầy ắt cũng là người sống được tự do tự tại, thời thời khắc khắc đều có được niềm vui tự khởi trong lòng. Thế nên, Tô Đông Pha có thể nửa đêm canh khuya giờ tý thức dậy ra vườn chỉ để ngắm một nhánh hải đường chớm nở. Cái nôi của sinh mệnh phải là nơi không có sự u sầu mệt mỏi, không có sự vị tư tính toán, tất cả đều ung dung tự tại, an lạc thường tồn.

Hãy nhìn cuộc đời bằng đôi mắt trẻ thơ

 

Em sẽ thấy lòng bình yên quá đỗi

Hãy mỉm cười lau khô giọt nước mắt đang rơi vội

Hãy tự thương lấy mình, vì đời ngắn lắm, em ơi!

Đừng buồn phiền một hình bóng đã xa xôi

Cũng đừng tiếc nuối về những điều xưa cũ

 

Sống tính toán, bon chen, biết thế nào là đủ

Hoa nở rồi tàn, đời như đóa phù du...

Hãy nhìn cuộc đời bằng nụ cười rất trẻ con

Em sẽ thấy lại chính mình... của thời còn bé dại...

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm