Những người tuyệt đối không nên sử dụng nha đam
Mỗi khi được chồng hôn, tôi cảm thấy ám ảnh khủng khiếp / Những tưởng yên bình sống trong căn hộ cao cấp, tôi điêu đứng khi nghe được suy tính lạnh lùng của mẹ chồng
Tác dụng trị bệnh của nha đam
Ảnh minh họa.
Nha đam có 2 tác dụng chính. Khi sử dụng với liều nhỏ (0,05-0,1 g), nha đam đóng vai trò như loại thuốc bổ, kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón. Loại cây này chứa nhiều loại men tiêu hóa và nhóm hoạt chất emodin, aloin có tác dụng nhuận trường.
Trong trường hợp dùng với liều cao, nha đam sẽ là loại thuốc tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm, sau 10 đến 15 giờ. Nó gây xung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ruột già. Vì vậy, người bị trĩ và phụ nữ có thai không được sử dụng.
Trong khi đó, theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh can, tỳ, vị và đại tràng. Nó có tác dụng sát trùng, nhuận tràng, thanh nhiệt, lương can. Nha đam điều trị tốt các chứng cam tích, kinh giản, táo bón ở trẻ em.
Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng ức chế các cơn đau. Vì vậy, nha đam cũng được chiết xuất ra dạng gel để thoa vào các vùng bị thương, giúp giảm viêm, giảm đau.
Bên cạnh đó, nha đam có hàng loạt công dụng tốt như ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng, làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da, kháng khuẩn, kháng nấm; giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già, tái sinh các mô mới, giải độc cơ thể nhờ tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố.
Với các tác dụng, nha đam được điều chế thành nhiều sản phẩm khác để sử dụng trong đời sống hàng ngày. Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, nha đam được điều chế thành kem giúp dưỡng ẩm, dưỡng da nhờ công dụng tái sinh tế bào, làm lành vết thương, chữa mụn nám.
Hai thành phần chính của nha đam là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì, tẩy sạch các vi khuẩn và chất dầu bịt lỗ chân lông.
Ở lĩnh vực y khoa, nha đam được điều chế thành dạng gel bôi da trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ. Đại học Oklahoma (Mỹ) điều chế dạng kem đánh răng, dịch chiết nha đam ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khoẻ.
Những người không nên sử dụng nha đam
Bệnh nhân tiểu đường
Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường thì không nên sử dụng lô hội vì nó sẽ làm rối loạn nhịp tim, rối loạn chỉ số đường huyết làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn hoặc có thể gây ra một vài biến chứng như hôn mê, lú lẫn…
Người bệnh tim mạch hoặc đang sử dụng các loại thuốc
Các loại thuốc chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp tim không nên dùng các sản phẩm từ cây nha đam vì nó sẽ làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tiêu chảy, giảm hiệu quả của thuốc và gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Người mắc bệnh trĩ
Khi dùng nha đam nhất là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng. Chất aloin có trong nhựa cây sẽ làm cho niêm mạc ruột co bóp mạnh hơn, làm bệnh phát triển nặng hơn.
Người bị bệnh lý thận
Người bị bệnh lý thận không nên dùng nha đam vì trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
Bệnh nhân sau phẫu thuật
Bệnh nhân nên dùng nha đam do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
Những người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa
Không nên dùng cây nha đam và các sản phẩm từ lô hội vì cây nha đam có đại kị với những người có tính hàn, thân nhiệt thấp, bụng dạ tiêu hóa kém.
Không nên uống nước nha đam vì nó làm cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn khó kiểm soát đường huyết của người bệnh. Tránh dùng nha đam nếu bị dị ứng với hành, tỏi.
Người dễ bị dị ứng
Uống nước trái cây nha đam có thể gây phản ứng dị ứng như phát ban da hoặc phát ban, ngứa, khó thở, đau ngực và cổ họng.
Nước trái cây nha đam có chứa mủ, một thành phần trong đó có nhiều rủi ro sức khỏe. Nó có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe như viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột thừa, túi thừa, tắc ruột, bệnh trĩ, đau dạ dày và loét. Ngoài ra còn có các báo cáo trong đó đề xuất của viêm gan do tiêu thụ nước ép nha đam.
Nước ép nha đam có chứa một chất gọi là anthraquinone (thuốc nhuận tràng), có thể gây tiêu chảy nếu được thực hiện với số lượng lớn. Tiêu chảy nặng có thể gây đau, chuột rút và mất nước.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Nghiêm cấm sử dụng nước ép nha đam. Nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh và sẩy thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh tiêu thụ nước ép nha đam, vì nó có chứa anthraquinon có thể dẫn đến tiêu chảy. Nha đam cũng được coi là không an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn
CLIP: Cô gái thưởng thức món đặc sản côn trùng sống, khiến nhiều người lạnh gáy
Người sinh vào ba giờ này có vận mệnh tốt, cả đời dồi dào tài lộc, ba đời đều có gia tài tốt