Những nguyên nhân khiến bạn bị tăng cân khi ăn cơm trắng
4 thói quen giáo dục của bố mẹ khiến trẻ học kém / Mẹo đuổi gián đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả
Tại sao ăn cơm trắng lại gây tăng cân?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Cơm xuất thân từ gạo, điều này là hẳn nhiên, chúng ta cần xem trong thành phần gạo có gì dẫn đến gây tăng cân. Gạo là một loại ngũ cốc giàu tinh bột, có hàm lượng carbohydrate (carbs) tương đối cao. Nó cũng không chứa gluten.
Carbohydrate này thường chứa đường, tinh bột, và chất xơ, đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Theo các bác sĩ, gluten là một loại protein được tìm thấy chủ yếu trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Một chế độ ăn không có gluten là bắt buộc cho khoảng 2% dân số được chẩn đoán mắc bệnh Celiac để tránh tình trạng viêm ruột nghiêm trọng xảy ra. Như vậy, gạo là thực phẩm khá tốt cho cơ thể. Nhưng khi bạn nấu gạo thành cơm và ăn vào sẽ có chuyện ngay lập tức.
Cơ thể chuyển hóa carbohydrate có trong gạo thành glucose, cung cấp năng lượng chính yếu cho các tế bào cần sử dụng nhiều nhất.
Glucose sau đó đi vào máu và phát tín hiệu giải phóng insulin. Insulin cung cấp glucose trong máu đến các tế bào.
Điều quan trọng cần nhớ là các tế bào của cơ thể người chỉ lấy lượng glucose cần thiết. Vì vậy, khi chúng ta ăn nhiều cơm, có nghĩa là nạp nhiều carbohydrate hơn mức cần thiết, lượng glucose vượt mức trong máu sẽ không được tế bào hấp thụ hết. Do đó, lượng glucose dư thừa được chuyển đổi thành glycogen và được lưu trữ lại để sử dụng cho gan hoặc cơ. Cơ thể cũng có thể chuyển đổi lượng glucose dư thừa này thành axit béo và giữ nó dưới dạng chất béo trong cơ thể.
Thực phẩm thay thế cho gạo trắng
Hạt diêm mạch (hạt quinoa)
Hạt diêm mạch là một trong những loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Loại hạt này không chứa gluten, giàu protein hơn gạo. Nó chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu của cơ thể cần và trở thành một lựa chọn protein phù hợp nhất cho người ăn chay.
Nếu lo sợ ăn gạo trắng chứa quá nhiều tinh bột gây hại cho cơ thể, bạn có thể thay thế bằng 7 loại ngũ cốc này - Ảnh 1.
Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo vẫn giữ nguyên lớp cám dinh dưỡng bên ngoài, rất giàu chất xơ. 100 gram gạo lứt chứa ít calo và carbs hơn gạo trắng, nhưng lại nhiều chất xơ gấp đôi.
Nếu đánh bóng loại bỏ lớp cám gạo, gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Do đó, gạo lứt chứa nhiều anthocyanins, khoáng chất, chất xơ và vitamin hơn gạo trắng đã đánh bóng.
Lo sợ ăn gạo trắng chứa quá nhiều tinh bột gây hại cho cơ thể, bạn có thể thay thế bằng 8 loại ngũ cốc này - Ảnh 2.
Gạo lứt là loại gạo vẫn giữ nguyên lớp cám dinh dưỡng bên ngoài, rất giàu chất xơ.
Ngoài ra, vì gạo lứt dai hơn nên nhai lâu, giúp đạt được mục đích nhai chậm, tốt cho việc giảm cân.
Tuy nhiên, đối với những người tiêu hóa kém hoặc mới bắt đầu ăn các loại ngũ cốc, gạo lứt khó tiêu hóa và dễ bị đầy hơi. Thế nên, ban đầu chỉ sử dụng một lượng nhỏ gạo lứt và gạo trắng nấu chung, sau đó tăng dần tỷ lệ.
Yến mạch
Hàm lượng protein và khoáng chất của yến mạch cao hơn so với gạo. Mặc dù hàm lượng carbohydrate trong bột yến mạch tương tự như gạo, nhưng nó rất giàu chất xơ hấp thụ nước, sẽ giãn nở trong dạ dày, kéo dài thời gian trống của dạ dày, do đó tạo cảm giác no hơn, phù hợp cho người muốn giảm cân.
Lo sợ ăn gạo trắng chứa quá nhiều tinh bột gây hại cho cơ thể, bạn có thể thay thế bằng 8 loại ngũ cốc này - Ảnh 3.
Hàm lượng protein và khoáng chất của yến mạch cao hơn so với gạo trắng.
Ngoài ra, yến mạch cũng rất giàu vitamin B1 mà trong gạo trắng dễ thiếu, rất thích hợp để thay thế một số lương thực chính. Khi mua yến mạch, tốt nhất bạn nên chọn những loại có ghi “yến mạch nguyên chất”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo