Những quán ăn đậm vị miền Bắc giữa lòng Sài Gòn
Nhẫn kim cương rơi xuống cống ngay sau màn cầu hôn / Em bé lớn lên trong bụng mẹ như thế nào?
Quán bún chả Hà Nội lâu năm bậc nhất ở Sài Gòn
Bún chả là món ăn nổi tiếng của Hà Nội, mỗi khi nghe nhắc đến bún chả Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến món ăn đậm đà với các nguyên liệu quen thuộc như bún, thịt nướng, chả và nem. Bún chả hấp dẫn, thơm mùi quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm được pha vừa ăn, có vị béo của thịt, những lát đu đủ xanh hay xu hào, cà rốt đỏ ăn kèm có độ giòn, mềm. Sài Gòn cũng rất nhiều quán bún chả nhưng phải kểđến quán bún ở gần vòng xoay Lăng Cha Cả, quận Tân Bình được mở từ năm 1988 và đến nay vẫn giữ hương vị chuẩn gốc của món ăn.
Bún chả là món ăn được nhiều người ưa thích ở bất cứ đâu. Ảnh: I.T
Thịt heo được tẩm, ướp theo phong cách của người Bắc với húng lìu, hạn chế tối đa không dùng đường. Tiêu chuẩn thịt nướng là phần nạc phải mềm, phần mỡ giòn, không gây béo ngậy. Bún chả, thịt nướng ăn kèm với rau sống, nước mắm chua ngọt, đu đủ, cà rốt xắt miếng nhỏ, ngâm chua.
Chủ quán cho biết lấythịt heo kkhi vừa ra lò còn nóng hổi.Thịt heo được lọc lấy phần thịt, bỏ da, mỡ thừa, rồi phân loại, phần thái thành thịt miếng, phần cho vào máy xay thành thịt băm. Ngoài ra các nguyên liệu làm món ăn đều có nguồn gốc rõ ràng, từ thịt, rau đến gia vị và có giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nói đến bún chả Hà Nội là phải nhắc đến nước mắm, đây là nhân tố quyết định sự thành công của món ăn. Nước mắm để ăn bún chả có đủ muối, đường, bột ngọt, nước mắm, nước màu theo một liều lượng hợp lý. Quán bún chả ở đâycó bí quyết làm nước mắm ngon, ngọt hơn là thêm nước thịt ép, khi khách ăn mới đem nấu sôi lên.
Quán bún ốc Thanh Hải
Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Kỳ Đồng (quận 3, TP.HCM), quán bún ốc Thanh Hải nổi tiếng gần 30 năm nay và trở thành địa chỉ quen thuộc của rất nhiều người Bắc ở Sài Gòn và những người yêu ẩm thực Bắc.
Bún ốc với vị nước dùng chua thanh nhẹ luôn đốn tim các thực khách. Ảnh: I.T
Khác với những quán khác ở Sài Gòn, quán này được người ăn đánh giá là đặc trưng hương vị Bắc. Trong bát bún, bạn sẽ không tìm thấy tiết lợn, đậu phụ, chỉ có ốc, riêu cua, cà chua cùng đĩa rau sống tươi ngon. Các loại rau cũng mang đặc trưng của người Bắc như bắp chuối, kinh giới, húng lủi và rau muống.Những con ốc bươu to tròn béo ngậy được xào vàng ươm hấp dẫn.
Nước lèo càng được chăm chú một cách kỹ lưỡng, nước được nấu toàn bằng thịt cua, cho vào một ít giấm bỗng (loại gia vị dân giã này làm từ bỗng rượu, vốn đang dần mai một trong cuộc sống hiện đại ngày nay), một chút hành tím đập giập, cà chua, gạch cua đã được phi vàng, thơm lừng, tất cả sẽ kết hợp làm nên một tô bún ốc riêu cua thơm lừng, béo ngậy.
Bún đậu mắm tôm ở khu vực Q.1
Món ăn được xem là một trong những món ăn đặc trưng của miền Bắc nhưng khá phổ biến ở Sài Gòn, và ngày càng có nhiều những nhà hàng, quán ăn phục vụ món ăn này đã mở ra. Chỉ với những nguyên liệu hết sức đơn giản như bún, rau sống, thịt heo luộc, đậu hũ chiên, mắm tôm, chả cốm, ấy vậy mà người bán đã khéo léo tạo thành một món ăn dân dã làm hấp dẫn biết bao thực khách.
Trên khu vực Q.1 có thể kể một số quán ăn như Cô Khàn, Cống Quỳnh; Bún đậu Ngõ nhỏ Phố Nhỏ, 158 Pasteur; Bún đậu Gánh ở Lê Thánh Tôn hay trên đường Nguyễn Du… rất đông khách và đáng để bạn đến thưởng thức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Cú điện thoại định mệnh: Đề nghị của mẹ chồng cũ khiến cuộc sống tôi lật sang trang mới
Ảnh cưới "nằm chỏng chơ" ngoài cổng, mẹ chồng tuyên bố sốc khiến đôi vợ chồng trẻ chết lặng sau tuần trăng mật
Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẵn sàng đón hàng triệu du khách trải nghiệm 'bản giao hưởng sắc màu'
Lý do người Việt Nam kiêng thắp hương số chẵn lên bàn thờ, ý nghĩa đặc biệt của số lượng nén hương
Loài cây có tên đọc 'méo cả mồm', chữa bệnh khá tốt, mọc hoang khắp vùng nông thôn Việt Nam