Đời sống

Những sai lầm cơ bản khi dùng kem chống nắng

Kem chống nắng tạo thành tấm khiên bảo vệ làn da dưới tia UV từ mặt trời. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách, kem chống nắng mất giá trị bảo vệ, khiến làn da bị tổn thương sâu bên trong.

Hàng triệu phụ nữ sẽ hối hận vì không biết dùng nước cơm chống nắng / 4 cách bảo vệ nhà cửa chống nắng gắt của mùa hè

Những sai lầm khi sử dụngcó thể khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng. Khi không sử dụng kem chống nắng hoặc sử dụng kem chống nắng sai cách, da dễ bị cháy nắng, lão hóa thậm chí ung thư da. Theo nghiên cứu củaTổ chức Y tế thế giới công bố, tỷ lệ ung thư da đã tăng lên rất nhiều trong thập kỷ vừa qua. Hiện nay, mỗi năm thế giới có 2-3 triệu trường hợp ung thư da lành tính và 132.000 trường hợp ung thư da ác tính. Khoảng 250.000 người mắc bệnh do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.

Không chăm sóc vùng da đã rám nắng

Theo Tiến sĩ Mark Birch-Machin chuyên gia về ung thư da thuộc trường Đại học Newcastle chia sẻ: “Cháy nắng phá hủy tế bào DNA và tế bào bị tổn thương đó không bao giờ biến mất. Nếu tiếp tục để vùng da đó tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng mặt trời thì nguy cơ dẫn đến ung thư da rất cao”.

Do đó, Tiến sĩ Birch khuyên bất cứ ai bị cháy nắng trầm trọng nên chăm sóc vùng da rám nắng với kem chống nắng chỉ số cao – chỉ số chống nắng lý tưởng là SPF 30.

Kem chống nắng bảo vệ các vùng da trên cả thể, tránh tổn thương sâu hơn, đặc biệt vùng da rám nắng

Kem chống nắng bảo vệ các vùng da trên cả thể, tránh tổn thương sâu hơn, đặc biệt vùng da rám nắng

Dùng kem chống nắng chỉ số quá cao hoặc quá thấp

Do da dễ dàng bị cháy nắng nên nhiều người thường có xu hướng mua kem chống nắng chỉ số cao. Tuy nhiên, ông Birch-Machin cảnh báo: “Vô ích khi mua kem chống nắng chỉ số vượt quá 30+. Chỉ số này có khả năng loại bỏ 98% tia tử ngoại. Còn chỉ số chống nắng 60 chỉ loại bỏ thêm 1% ánh nắng, như vậy không cần thiết bỏ thêm tiền để mua kem có chỉ số chống nắng quá cao.

Hiệp hội Ung thư da (Mỹ) cũng khuyến cáo, nên dùng kem chống nắng có SPF 15. SPF cao có thể tạo cảm giác an toàn hơn, được bảo vệ lâu hơn, nhưng thực chất, chỉ số SPF 15 là đủ rồi.

Bôi kem chống nắng không hết

 

Gần 60% người dân quên bôi kem chống nắng ở các bộ phận như tai, mí mắt, ngón chân, bàn chân, đỉnh đầu, cổ và giữa lưng... Đây là những phần cơ thể tiếp xúc nhiều với tia nắng trong các hoạt động ngoài trời. Những người thường xuyên không bôi kem chống nắng khi ra ngoài đều bị cháy da và có nguy cơ mắc ung thư da cao do vùng da không được bảo vệ bởi kem chống nắng phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài.

Những vùng da không có kem chống nắng dễ bị tổn thương do ánh sáng mặt trời

Những vùng da không có kem chống nắng dễ bị tổn thương do ánh sáng mặt trời

Ung thư da có thể tấn công bất cứ nơi nào. Vì vậy, cách tốt nhất là khỏa thân rồi thoa kem chống nắng. Bác sỹ da liễu Noelle Sherber – Viện Đại học Johns Hopkins khuyên nếu thấy khó khăn trong việc bôi kem chống nắng vùng lưng, soi gương sẽ giúp bôi kem dễ dàng hơn.

Không sử dụng kem chống nắng

Một cuộc nghiên cứu gần đây cho biết, 6 trong 10 phụ nữ và 4 trong 10 đàn ông ở Anh không bao giờ sử dụng kem chống nắng dù thời tiết nơi đây rất thất thường và nắng nóng. Tiến sĩ Birch-Machin chỉ ra: “70% người Anh bị cháy nắng, những tổn thương do rám nắng đang khiến họ tăng nguy cơ ung thư da”.

 

Nhiều người nghĩ làn da của bản thân khỏe mạnh, nhưng dưới máy chiếu tia UV hiện lên rõ rệt đốm trắng và tàn nhang - tác hại của tia nắng mặt trời.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm