Những sai lầm khi dùng điều hòa làm tốn điện gấp đôi còn gây hại sức khỏe
Để 1 chậu nước gừng vào phòng điều hòa, vừa hết khô ngứa họng lại lọc sạch không khí / Sử dụng điều hòa kiểu này vừa tốn điện lại cực kỳ nguy hiểm, 'chết người' lúc nào không hay
Tắt máy lạnh ngay khi phòng đủ mát
Nhiều người cho rằng, chỉ cần bật điều hòa một lúc khi thấy phòng đủ mát thì nên tắt ngay để tiết kiệm điện. Sau đó, khi thấy không khí trong phòng nóng lên thì lại bật điều hòa. Cách tắt - bật liên lục này thực chất sẽ gây tốn điện hơn nhiều.
Một chiếc điều hòa không khí được cấu thành từ dàn nóng và dàn lạnh. Dàn nóng là bộ phận tiêu thụ nhiều điện năng hơn, chiếm đến 95% tổng công suất của cả máy. Khởi động là lúc toàn bộ hệ thống của điều hòa phải làm việc để giảm nhiệt độ trong phòng.
Khi đạt được độ lạnh yêu cầu, dàn nóng sẽ tự động ngắt và chỉ còn quạt gió, động cơ đảo gió tiếp tục hoạt động.
Việc tắt - bật liên tục khiến máy điều hòa phải khởi động nhiệt lần để làm lạnh đến nhiều độ cài đặt, làm lượng tiêu thụ điện ăng tăng gấp 3 lần so với năng lượng cần để duy trì độ lạnh.
Hiện nay có rất nhiều dòng điều hòa đời mới được trang bị tính năng tự động ngắt cục nóng khi phòng đủ lạnh, do đó, bạn không cần phải tắt - bật liên tục mà vẫn tiết kiệm được điện.
Chọn sai chế độ làm lạnh
Máy lạnh thường có các chế độ như Auto (tự động), Cool (làm mát), Dry (làm khô), Fan (quạt)... Sử dụng sai chế độ chính là nguyên nhân gây tốn điện năng.
Khi cần làm lạnh nhanh và duy trì nhiệt độ phòng ổn định ở một mức cụ thể, bạn nên chọn chế độ Cool.
Ở chế độ Fan, máy lạnh sẽ tắt và chỉ để quạt hoạt động. Nên dùng chế độ này khi không cần làm lạnh mà chỉ cần lưu thông không khí trong phòng.
Khi không khí có độ ẩm cao, hãy dùng chế độ Dry và chỉ nên sử dụng trong 1-2 giờ. Nếu để lâu hơn sẽ làm khô da, khô giác mạc, khô niêm mạc mũi...
Không thường xuyên vệ sinh điều hòa
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người sử dụng nên định kỳ tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa. Quá trình hoạt động thường xuyên khiến bộ lọc không khí và hệt thống quạt gió của điều hòa bị tích tụ bụi bẩn. Nếu không vệ sinh sẽ gây tốn điện năng, giảm tuổi thọ của máy lạnh đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng.
Thời gian vệ sinh dàn nóng và lạnh định kỳ nên là 3-4 tháng/lần.
Bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp
Để nhiệt độ trong phòng quá thấp vừa gây tốn điện lại dễ làm chúng ta bị sốc nhiệt. Ngay cả khi thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, bạn cũng không nên để nhiệt độ điều hòa thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài, trừ khi nhiệt độ môi trường tăng trên 35 độ C. Để điều hòa ở mức nhiệt độ 28-29 độ C vẫn có thể giúp chúng ta có cảm giác mát mẻ, thoải mái.
Đóng kín của phòng
Nhiều gia đình thường đóng kín của phòng và bật điều hòa 24/24. Việc này chắc chắn sẽ gây tốn diện mà còn làm không khí bên trong phòng không thể lưu thông. Ở lâu trong phòng như vậy sẽ tạo cảm giác bí bách, nặng nề.
Vì vậy chúng ta vẫn nên tạo những khe hở nhỏ để không khí lưu thông; khi nhiệt độ giảm nên tắt điều hòa và mở cửa để thông khí; chọn điều hòa thế hệ mới có thêm chức năng lọc khí, diệt khuẩn để giúp căn phòng luôn thoáng khí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng mất được 5 năm, người phụ nữ lạ tìm đến muốn tặng tôi căn nhà và tiết lộ bí mật của anh
Đưa bạn trai về ra mắt, mẹ nhất quyết không đồng ý vì nhìn thấy thứ này trên cơ thể người yêu
Dù là người yêu hay là vợ, khôn ngoan thì đừng bao giờ hỏi đàn ông 3 câu này
Cuối tuần (2-3/11) cát tinh soi sáng: 4 con giáp thăng hoa sự nghiệp, tình duyên khởi sắc
Thứ bảy, ngày 2 tháng 11, ba con giáp may mắn nhất, dễ dàng có được sự giàu có
Vẻ đẹp siêu thực của hot girl kém 12 tuổi được Duy Hưng quyết liệt 'đòi cưới'