Đời sống

Những sai lầm khi dùng nha đam có thể gây ra tác hại khôn lường

Nha đam (lô hội) được biết đến và sử dụng rộng rãi với nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa những tác hại không ngờ nếu sử dụng sai cách.

Những đại kỵ khi ăn sữa chua cần biết để tránh rước bệnh vào thân / Những lưu ý ‘sống còn’ khi ăn chuối kẻo 'mang hoạ vào thân'

Nha đam hay còn được gọi là cây lô hội thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ Bắc Phi và sống trong khí hậu khô, nóng.

Các nghiên cứu cho thấy nhựa trong lá nha đam có chứa nhiều vitamin, axit amin và khoáng chất mang lại một số tác dụng trong việc điều trị bệnh.

Nha đam là loại cây dân dã, dễ trồng, được nhiều người biết đến như "thần dược" với tác dụng làm đẹp da. Theo truyền thuyết nữ hoàng Ai Cập Cleopatre nhờ nha đam mà có làn da mịn màng.

Nhờ vào các dưỡng chất có tính chống viêm, kháng khuẩn mà nha đam có tác dụng dịu nhẹ, làm lành, trị thâm những vết thương do mụn gây ra. Đặc biệt, độ pH của nha đam giúp se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa và giảm mụn hiệu quả.

Bên cạnh đó, nha đam kích thích cơ thể tổng hợp collagen và các elastin – tái tạo tế bào mới; hạn chế sản sinh melanin – ngăn ngừa và điều trị nám da.

Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, nha đam có thể gây ra tác hại khôn lường.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những sai lầm khi dùng nha đam

Không bảo vệ da khi tiếp xúc với nắng

Khi sử dụng nha đam, các biểu bì sừng sẽ bị bong tróc ra, giúp tái tạo các tế bào mới. Lúc này, da bạn rất non và dễ bị bắt nắng, khi tiếp xúc với các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám, sạm da.

Những thực phẩm chế biến có sử dụng nha đam chỉ nên dùng 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

Cũng chỉ nên đắp mặt nạ nha đam từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 15-20 phút, sau khi đắp xong cần rửa sạch da mặt lại với nước sạch.

Lạm dụng nha đam

Cũng vì những tác dụng tuyệt vời mà nha đam đem lại nên chúng ta sử dụng nha đam một cách quá thường xuyên đến mức lạm dụng khiến cơ thể không hấp thụ được. Bên cạnh đó, thành phần chủ yếu, chiếm 16-20% trong nha đam là aloin, có tác dụng tẩy, vị đắng. Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều nha đam, chất loin có thể làm co bóp, chống táo như thuốc sổ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.

Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.

Bên cạnh đó, việc tự ý sơ chế nha đam hay tự ép lấy nước nha đam để thoa lên da sai cách, có thể gây tình trạng kích ứng, da phồng đỏ. Bởi vì, nhựa cô đặc nồng độ cao có thể làm cho bị bỏng da, bong tróc lớp da rất sâu, có người tới tận lớp biểu bì.

 

Thoa nha đam trực tiếp lên vết thương hở

Nha đam có chứa bradykinin là một loại kinin huyết tương , tác nhân của những phản ứng gây viêm. Vì thế, khi thoa nha đam trực tiếp lên vết thương hở, chất bradykinin sẽ gây dị ứng, viêm loét, nhiễm trùng, trong bóc da, sưng tấy.

Sơ chế nha đam sai cách

Sơ chế nha đam không đúng cách sẽ khiến nha đam bị đắng, nha đam không rửa sạch nhựa có thể gây kích ứng da. Khi sơ chế, hãy ngâm nha đam với hỗn hợp chanh và nước muối loãng cho hết nhớt, rồi chần qua nước sôi , sau đó vào nước đá để nha đam được trắng.

Nhựa nha đam nguyên chất là một chất độc, khi tiếp xúc với không khí chất nhựa này sẽ rất dễ bị oxy hóa và làm mất đi một phần hoạt tính. Do đó cần phải chọn lựa cũng như chiết xuất nha đam đúng cách để ổn định được các hoạt chất và tránh được độc tố.

 

Nha đam cho chất lượng tốt nhất khi đã đạt 2-3 năm tuổi. Nên chọn những bẹ nha đam nhỏ, màu xanh nhạt. Khi ăn nha đam phải gọt bỏ lớp vỏ làm sạch lớp mủ màu vàng sát lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc.

Những sai lầm khi dùng nha đam có thể gây ra tác hại khôn lường ảnh 2

Những đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng nha đam

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh.

  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Nha đam có thể gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy.

  • Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê…

  • Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể làm bệnh trĩ nặng hơn.

  • Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.

  • Phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm