Những sai lầm khi rửa bát đũa có thể gây bệnh
Sai lầm chăm sóc da mùa hè khiến da đen sì, nguy cơ ung thư / Tránh ngay 9 sai lầm nghiêm trọng này khi chăm sóc da
Ngâm bát trong nước quá lâu
Ngâm bát đũa quá lâu trong nước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.
Thói quen của nhiều gia đình là sau khi ăn cơm xong, không rửa bát ngay mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Tuy nhiên, thói quen này lại vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Khoảng thời gianthích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đũa là trong khoảngtừ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn, và từ 8-18 tiếng sau đó vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng. Trung bìnhcứ sau20 phút, 1 vi khuẩn lạiphân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Hơn thế nữa, nếu để bát càng lâu sẽ càng khó rửa. Bên cạnh đó,thức ăn thừa sẽ lên men bốc mùi khó chịu khi bạn ngâm bát trong nước quá lâu.
Khi những vi khuẩn trong chậu phát triển, lúc này bạn có dùng miếng bọt biển hay cho thêm dung dịch tẩy rửa cũng không loại bỏ hoàn toàn hết những vi khuẩn này. Cách tốt nhất lànên rửa bát đũa và nồi, chảo ngay sau khi ăn cơm xong.
Cho nước rửa bát trực tiếp vào bát
Pha loãng nước rửa bát trước khi dùng, vừa tiết kiệm lại an toàn.
Nhiều người mang quan niệm sai lầm khi cho rằng đổ nước rửa báttrực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạchdầu mỡhiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa. Nước rửa chén có thành phần nước tẩy rất mạnh, một khi nhỏ vào bát đĩa sẽ lâu trôi, khó rửa sạch 100%. Ngoài ra nước rửa bát xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...Vì vậy hãy hòa nước rửa bát vàobát nước, pha loãng nước rồi hãy sử dụng. Sau khi rửa sạch nên dùng khăn lau qua, để nơi khô ráo.
Rửa cả bó đũa
Rửa cả bó đũa sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi khuẩn sản sinh.
Chắc chắn phần lớn mọi người có thói quen khi rửa sẽ cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ. Tuy nhiên thực tế cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi khuẩn sản sinh.
Hơn nữa, cách rửa đũa này có thể vô tình dẫn đến lây nhiễm chéo các vi khuẩn gây bệnh từ đũa của người này sang người khác và vô số bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây theo cách này.
Không lau khô bát đũa ngay sau khi rửa xong
Lau khô bát đũa trước khi cất vào tủ, tránh gây ẩm mốc, vi khuẩn lây lan xâm nhập.
Sau khi rửa bát nên phơi khô rồi cho vào chạn, tủ thay vì để bát đũa ẩm rồi cho vào tủ ngay. Việc để bát, đũa ẩm sẽ khiến cho bát đũa bị mốc, ẩm và cũng khiến cho vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào bát đũa, khi ăn vào cơ thể rất nguy hiểm. Do vậy, khi rửa xong cần lau bát đũa, đảm bảo vệ sinh của khăn lau, tránh dùng khăn cũ, mốc, ẩm… Vì các yếu tố gây bệnh có thể ẩn chứa trong đó và đi vào cơ thể.
Theo nghiên cứu cho thấy, có khoảng 19 loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong khăn rửa bát. Chúng có thể lây qua đồ ăn rồi xâm nhập vào cơ thể, gây ra những chứng bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn nên dùng khăn lau bát chuyên dụng.Nên phân riêng loại nào dùng cho nồi, loại nào dùng lau bếp và loại dùng cho bát đũa.
Ngoài ra, bạn nên dùng nước sôi và dung dịch khử trùng để làm sạch khăn lau bát 1 tuần 2 lần.
Đổ thức ăn thừa, dầu thừa vào chỗ thoát nước ở bồn rửa bát
Dầu cùng với rác thải nếu mắc kẹt trong bồn sẽ bốc mùi, sinh sôi vi khuẩn nhanh chóng.
Mọi người thường có thói quen đổ trực tiếp dầu mỡ hay thức ăn thừa này vào chỗ thoát nước ở bồn rửa bát, chứ không chịu đem ra ngoài thùng rác đổ. Việc làm này rất dễ gây ô nhiễm chỗ thoát nước. Bởi dầu cùng với rác thải nếu mắc kẹt sẽ bốc mùi, sinh sôi vi khuẩn nhanh chóng.
Cách rửa bát đũa đúng
Cất bát đũa nơi khô thoáng, sẽ hạn chế được ẩm mốc, vi khuẩn.
Rửa từng chiếc một:Sau khi thoa xong nước rửa bát lên bát đũa, bạn cho tất cả bát đũa ra ngoài bồn, rồi rửa trực tiếp từng chiếc dưới vòi.
Bát đũa mới mua phải khử trùng:Thực tế, bát đũa cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất. Vì thế khi đũa mới mua về bạn nên rửa sạch bằng chất tẩy rửa, tốt nhất nên ngâm trong nước sôi + giấm trong vòng 30 phút.
Để bát đũa nơi thoáng mát:Sau khi rửa sạch bát đũa, bạn nên để khô tự nhiên, ở nơi thoáng mát, nếu có nắng thì càng tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!
Tại sao gà mái bắt chước gà trống gáy lại là 'điềm xấu'? Bí ẩn lâu nay cuối cùng được tiết lộ!
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?