Những sai lầm khi uống sữa
Sai lầm gây hại nghiêm trọng khi sử dụng mật ong ít ai biết / Sai lầm đang "giết dần" cả nhà khi vệ sinh tủ lạnh nhưng nhiều người mắc
Uống sữa với thuốc: Các chất dinh dưỡng như protein và canxi có trong sữa có thể kết hợp với một số ion kim loại trong thuốc gây ảnh hưởng đến việc giải phóng tác dụng của thuốc và ngộ độc. Sữa dễ dàng để tạo một màng mỏng trên bề mặt của thuốc. Do đó, canxi, magiê và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc, tạo nên chất không hòa tan trong nước, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, không uống sữa một giờ trước khi hoặc sau khi dùng thuốc.
Uống sữa với cam: Không nên ăn cam trong một giờ trước hoặc sau khi uống sữa. Bởi vì protein trong sữa kết hợp với axit trong cam làm giảm mức độ hấp thu sữa bò đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy. Ngoài cam, sữa cũng không thích hợp khi dùng chung với các loại hoa quả có tính axit khác như quýt, chanh, bưởi, dứa...
Uống sữa với nước trái cây: Nhiều người thích pha nước trái cây cùng sữa để tạo hương vị thơm ngon và cho rằng như vậy sẽ giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi thêm lượng nước trái cây vào sữa sẽ dẫn đến khó tiêu và khó hấp thụ hoặc gây tiêu chảy. Vì thế không nên thêm nước ép trái cây và đồ uống có tính axit vào sữa.
Uống sữa sau khi ăn hải sản: Hải sản có mùi tanh, sữa lại có vị ngọt, nên ăn hải sản xong mà uống sữa sẽ thấy khó chịu, rất dễ bị buồn nôn và mất đi cảm giác ngon miệng. Nặng hơn thì còn gây ra rối loạn tiêu hóa dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, trong sữa và hải sản đều chứa nhiều canxi nhưng nếu dùng chung một lúc hai loại canxi khó hấp thụ dễ gây sỏi thận.
Uống sữa khi đói: Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng đồng thời cũng chứa nhiều hoạt chất khiến cơ thể mệt mỏi, trấn an tinh thần. Do đó, nếu uống lúc đói sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, sữa sẽ bị đẩy xuống ruột do chưa tiêu hóa hết gây rối loạn tiêu hóa. Nên uống sữa kết hợp với các loại thực phẩm như bánh mì, bánh bao… để kéo dài thời gian lưu trú của sữa trong đường tiêu hóa giúp nâng cao hiệu quả hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng.
Đun sôi sữa: Nhiều người thích uống đồ uống nóng nên sẽ hâm nóng lại sữa trước khi sử dụng. Nhưng nếu làm vậy, protein sẽ chuyển trạng thái dưới tác dụng của nhiệt độ cao, giá trị dinh dưỡng bị giảm. Do đó không nên đun sữa ở nhiệt độ cao.
Nếu muốn uống ấm, có thể để sữa trong túi và chần qua nước nóng. Nếu muốn uống nóng hơn, chỉ nên đun đến nhiệt độ 60-80 độ C. Không đợi đến khi sôi và lưu ý khuấy đều trong khi đun. Nước sôi không thích hợp để pha sữa bột. Nhiệt độ thích hợp nhất để pha sữa là nước ấm khoảng 40 - 70 độ C.
Uống sữa thay nước: Sữa giàu đạm chất lượng cao và nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng bổ sung canxi, hạ huyết áp, giảm tỷ lệ mắc các bệnh mạch máu não… Nhưng nếu uống quá nhiều sữa sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, dẫn đến mất canxi. Hơn nữa, không nên uống sữa khi đang bị tiêu chảy, loét dạ dày... Vì vậy, vẫn phải uống nước hàng ngày thay vì dùng sữa hoặc các loại nước giải khát khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Ảnh minh họa.