Sai lầm khi cho trẻ ăn tôm mà nhiều người mắc phải
6 sai lầm khi uống nước cam khiến mất sạch chất bổ, gây hại cho sức khỏe / Những sai lầm cực nguy hiểm khi cho con bú nhưng nhiều mẹ mắc mà không hay
Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
Ăn mắt tôm có thật sự bổ mắt?
Trong dân gian nhiều người thường nghĩ rằng ăn mắt tôm bổ mắt, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Theo nghiên cứu của cá nhà khoa học thì trên thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Nên khi ăn phần đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa.
Ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
Ăn tôm khi đang bị ho
Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
Cho trẻ ăn tôm đúng cách
Với trẻ nhỏ ngày nào cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ thuỷ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít một và bạn nên lựa chọn loại tươi ngon, nấu chín kỹ để tránh ngộ độc cho bé yêu.
Với trẻ 7 – 12 tháng: Trung bình mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt tôm, hoặc bạn có thể dùng nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa, 3 – 4 bữa/tuần là vừa đủ.
Với những trẻ 1 – 3 tuổi: Trung bình mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp và trong mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt tôm là đủ.
Với những trẻ 4 tuổi trở lên: Mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa tôm hoặc cá/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt tôm và mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 con/bữa tương đương khoảng 100g là đủ.
Lưu ý cả cách chế biến
Ads byKhi chế biến tôm hay hải sản mẹ nên chế biến chúng thật chín không nên cho bé ăn gỏi hoặc món tái. Bởi bên trong có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Với những trẻ nhỏ răng chưa thẻ nhai đươc kỹ mẹ có thể nấu thành bột hoặc cháo để cho bé ăn. Khi nấu mẹ nên bỏ vỏ và làm sạch những thứ có thể khiến bé bị hóc.
Với những trẻ ba tuổi trở lên, ngoài ăn các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản, có thể cho bé ăn tôm, cua, ghẹ, ngao nguyên con dạng luộc, hấp. Tuy nhiên, mẹ cần phải chế biến chín kỹ để đảm bảo sức khỏe cho bé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn độc cắn
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
Phơi bày sự thật: Em dâu lên mạng kể xấu mẹ chồng, nhưng ai mới thực sự là người oan ức?
Điểm danh những sai lầm ăn uống của phái đẹp