Những sự thật mà nhân viên bán quần áo không bao giờ nói cho bạn
Thêm một thứ nước đặt biệt trước khi rán, trứng chiên sẽ xốp mịn, thơm lừng / 5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu canxi trầm trọng, chị em đừng chủ quan
1. Hàng sale - 'lợi cho cửa hàng, thiệt cho các nàng
Bán hàng là nghệ thuật chiêu dụ khách hàng mua càng nhiều đồ càng tốt, thậm chí là những món không nằm trong dự định ban đầu của khách hàng. Một trong những tuyệt chiêu đó chính là giảm giá, vì rất ít người có thể chống lại sự cám dỗ này. Nhưng sự thật là:
Đôi khi các cửa hàng tăng giá trước khi thực hiện chương trình giảm giá để thu hút khách hàng.
Các poster quảng cáo có thể hô hào “sale off 70%” nhưng thực tế chỉ có rất ít mặt hàng được giảm đến mức này, đa số chỉ giảm 5 – 10%.
2. Cân nặng của bạn có thể không đổi, nhưng size của các hãng thì có
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao khi mua đồ, ở món đồ này bạn mặc size M nhưng ở món đồ khác bạn lại vừa size S? Đây chính là một thủ thuật tâm lý mà các hãng thời trang lớn lại đặc biệt hay sử dụng.
Điều này bắt nguồn từ tâm lý ám ảnh về cân nặng của các cô gái: Phụ nữ thường sẵn sàng mua và mua nhiều hơn nếu họ mặc vừa size nhỏ hơn.
3. 'Đồ thiết kế' không phải bao giờ cũng chất lượng hơn
Các thương hiệu lớn thường tạo ra một số mẫu quần áo được thiết kế bởi những nhà thiết kế nổi tiếng. Mục đích của họ là làm cho khách hàng phải trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng độc quyền. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, chất lượng của những bộ quần áo như vậy thực chất không khác gì so với những bộ còn lại.
4. Khu để đồ sale lộn xộn một cách có chủ ý
Có thể bạn cho rằng việc bới đồ liên tục khiến chỗ để đồ sale lộn xộn là đương nhiên. Nhưng thật ra nhiều chủ cửa hàng cố ý để quần áo thật lộn xộn ngay từ khi bắt đầu.
Khi quần áo trong khu đồ sale được để không theo trật tự nào, nó sẽ khiến người mua phấn khích hơn khi kiếm được món đồ giá rẻ nào đó, và thường là mua ngay mà không cần suy nghĩ thêm nhiều.
5. Các hóa chất độc hại được sử dụng trong sản xuất quần áo
Ngay cả khi một vật phẩm được dán nhãn "100% tự nhiên", nó vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn. Sản xuất quần áo bao gồm các hóa chất không thể xác định mà không được xét nghiệm thích hợp. Một số chất độc hại giúp thực hiện mong muốn của nhà thiết kế về màu sắc hoặc kết cấu của mặt hàng, trong khi một số khác bảo vệ quần áo khỏi côn trùng và nấm mốc. Hãy luôn giặt quần áo mới trước khi mặc. Nó sẽ giảm lượng hóa chất nguy hiểm và giữ cho bạn an toàn trong trường hợp vi trùng dính lại từ một số khách hàng đã mặc thử.
6. Chất liệu tổng hợp thực ra rẻ hơn rất nhiều
Nhiều nơi bán quần áo chất liệu tổng hợp có giá cao hơn thực tế để người mua so sánh giữa chiếc áo chất liệu tổng hợp và cotton, để rồi nghĩ 'Thêm một ít tiền là mua được cái áo xịn hơn hẳn rồi'.
Đây là cách các nhà sản xuất sử dụng để bán được nhiều sản phẩm chất cotton 'xịn' giá cao hơn.
7. Những người bán hàng lạnh lùng đôi khi khiến khách mua nhiều hơn
Trái với suy nghĩ của nhiều người, những người bán hàng lạnh lùng, đôi khi còn khó chịu, lại khiến khách chi nhiều tiền hơn.
Điều này bắt nguồn từ tâm lý thích muốn chứng tỏ bản thân. Chuyên gia marketing Darren Dahl cho biết: 'Đôi khi, những khách hàng cảm thấy không được coi trọng sẽ mua những món đồ đắt tiền để chứng tỏ mình'.
8. Hàng kém chất lượng
Trước đây, bố mẹ đã để lại cho chúng ta những thứ mà chúng ta vẫn có thể mặc được cho đến bây giờ. Tuy nhiên, quần áo ngày nay thì chất lượng lại khác hẳn: đường may cẩu thả, hình in chất lượng kém, phụ kiện nhựa rẻ tiền,... Đây chính là mục tiêu của các nhà sản xuất: làm mọi thứ nhanh hỏng và rẻ tiền để chúng ta mua mới thường xuyên hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo