Đời sống

Những tác hại do bạn mặc quá ấm khi ngủ

Bạn có thể ngủ không ngon, nổi mụn, bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản chỉ vì bộ đồ quá dày.

Những loại thực phẩm tốt và không tốt cho giấc ngủ / Giấc ngủ tự nhiên ban đêm thường kéo dài bao lâu?

Những gì chúng ta chọn mặc có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vàsức khỏe lâu dài. Với nhiều người, không có gì thích thú hơn khi mặc bộ đồ ngủ dài tay ấm áp vào mùa đông. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn không nên làm như vậy:

Không ngủ ngon giấc

Lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy thích thú trong bộ quần áo ấm áo nhưng sau đó lại trằn trọc, không ngủ được. Loại vải lý tưởng cho đồ ngủ là vải cotton, vì chất liệu này giúp da thở và người mặc cảm thấy thoải mái. Một chất liệu tuyệt vời khác cho quần áo ngủ là vải lanh, lụa thoáng khí và thấm hút - nhưng có thể không mềm mại như vải cotton.

Những tác hại do bạn mặc quá ấm khi ngủ

Ảnh minh họa: Treehugger

Nổi mụn

Sự kết hợp giữa nhiệt và ma sát từ bộ đồ ngủ ướt đẫm mồ hôi khiến lỗ chân lông bị tắc, làm bạn bị kích ứng da nhiều hơn. Chọn quần áo ngủ vải sợi tre giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, vì loại vải này có đặc tính kháng khuẩn. Chất liệu này thậm chí còn mềm và thấm hút tốt hơn vải cotton.

Gây nhiễm trùng

Nếu đổ mồ hôi vào ban đêm, bạn có khả năng cao bị nhiễm trùng da. Vi khuẩn phát triển tốt hơn ở những nơi ẩm ướt và tối. Khi mặc áo ấm và đắp chăn, bạn có thể tạo ra nơi sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

 

Khi bạn mặc đồ lót chật hoặc đồ ngủ ấm áp, vùng kín của bạn sẽ dễ bị đổ mồ hôi hơn. Điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ vì mồ hôi dư thừa dẫn đến viêm và nhiễm trùng.

Cơ thể không thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ

Nếu bạn mặc quá nóng, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ không thể giảm xuống, khiến bạn không thể ngủ ngon. Khi thân nhiệt giảm vào buổi đêm, cơ thể sẽ phục hồi tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Bạn nên chọn lụa hoặc cotton là bộ điều chỉnh nhiệt tự nhiên, giúp mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào đông. Lý do là nhiệt lượng được giữ giữa các sợi tơ, tạo ra hiệu ứng cách ly.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm