Những thực phẩm hại gan người bệnh viêm gan B nên tránh
4 hiểu lầm về bệnh viêm gan B / Những điều bạn cần biết về bệnh viêm gan ở trẻ em
Thực phẩm nhiều chất béo
Ăn quá nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh viêm gan sẽ dẫn đến tích tụ chất béo trong gan, gây nhiễm mỡ gan và xơ gan. Người bệnh viêm gan nên hạn chế chất béo bão hòa và loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa.
Chất béo bão hòa có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như: thịt động vật (thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn); một số loại dầu thực vật như hạt cọ hoặc dầu dừa; các sản phẩm từ sữa bao gồm pho mát, bơ và sữa; các loại thịt đã chế biến như xúc xích và thịt xông khói…
Chất béo chuyển hóa có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như bánh rán, bánh nướng, bánh ngọt, bánh pizza đông lạnh, bánh quy, bơ thực vật…
Thay vào đó, người bệnh viêm gan nên sử dụng chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật như: dầu ô liu, dầu hướng dương cung cấp các axit béo không bão hòa tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Nội tạng
Nội tạng động vật bao gồm các cơ quan như: tim, gan, dạ dày, ruột,… Chúng tích tụ các chất độc chưa được phân giải hết. Các món ăn chế biến từ nội tạng động vật sẽ tạo gánh nặng cho gan khi dung nạp vào cơ thể và có nguy cơ dẫn tới ngộ độc gan.
Thêm vào đó, các món ăn từ nội tạng chứa lượng cholesterol lớn, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan khi đã nhiễm virus viêm gan B (HBV). Các tác động xấu thường gặp là: cản trở bài tiết mật và quá trình lọc thải độc tố, quá trình chuyển hóa chất béo diễn ra không hoàn toàn.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm tăng chất béo trung tính và thúc đẩy bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi bạn có quá nhiều chất béo trong gan.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, viêm gan có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế đường, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều đường bổ sung như: nước ngọt, đồ uống có đường, nước trái cây nhiều đường và các món ăn có đường khác.
Đồ ăn cay nóng
Các món ăn có chứa nhiều tiêu, ớt, riềng, sa tế, mù tạt sẽ gây nóng gan, giảm khả năng thải độc của gan và ảnh hưởng không tốt tới quá trình hồi phục của gan. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều đồ ăn cay cũng gây ảnh hưởng xấu tới các vấn đề ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, táo bón.
Rượu bia, chất kích thích
Uống rượu bia làm tăng căng thẳng cho gan và có thể khiến người bệnh có nguy cơ bị tổn thương gan cao hơn. Lạm dụng rượu, bia gây sẽ suy giảm chức năng gan, gây gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Rượu bia khi uống vào cơ thể, có đến 90% lượng cồn sẽ được xử lý qua gan. Tuy nhiên, khả năng khử độc của gan không phải là vô hạn. Nếu nồng độ cồn nạp vào cơ thể quá cao thì đòi hỏi gan phải mất nhiều thời gian để xử lý. Khi tế bào gan hoạt động quá tải, cồn tích tụ sẽ thành chất rất độc khiến gan ngày càng bị suy yếu, làm tăng men gan, dẫn đến viêm gan, xơ gan, thậm chí tử vong do suy gan…
Những người nghiện rượu nặng phải đối mặt với nguy cơ mắc một loạt các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, tình trạng viêm gây thoái hóa gan, có thể tiến triển thành xơ gan và thậm chí có thể gây tử vong.
Vì vậy, để bảo vệ chức năng gan, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương gan cao hơn, người bệnh viêm gan cần tránh uống rượu bia và các chất kích thích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đêm tân hôn, chú rể 27 tuổi sốc nặng khi nhìn diện mạo thật của vợ mới cưới 31 tuổi sau tẩy trang, netizen: Anh đã bị lừa thảm hại
Vào ngày 2/2, 4 con giáp sau đây sẽ thay đổi vận mệnh, rước được thần Tài vào nhà, năm mới nhiều may mắn
Bộ ảnh Tết chuẩn “bà hội đồng” trong nhà cổ 130 năm tuổi của nhóm Gen Z miền Tây
Tử vi ngày 2/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi đón lộc lớn, Tuất cần cẩn trọng
Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!