Những việc không nên làm trước khi tắm, cần biết mà tránh kẻo nguy hiểm đến tính mạng
Những bộ phận 'đại bổ' của cá, cực nhiều dinh dưỡng, lại ít người biết nên thường vứt bỏ / Những loại nước uống ngay sau khi thức dậy buổi sáng không khác gì 'tự tìm đến cái chết'
Uống rượu biatrước khi tắm
Lượng đường tiêu thụ của cơ thể tăng lên khi bạn tắm, trong khi đó rượu ức chế chức năng gan, cản trở việc giải phóng glycogen. Nếu tắm sau khi vừa uống rượu bia, lượng đường trong máu không được bổ sung kịp thời, có thể gây hoa mắt, chóng mặt, suy nhược toàn thân, thậm chí hôn mê do hạ đường huyết trong trường hợp nặng.
Thêm nữa, cơ thể con người đổ mồ hôi khi tắm, nồng độ cồn trong máu tương đối cao. Nước nóng lại thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giãn mạch, tăng tốc độ mạch thường khiến huyết áp giảm và độ nhớt của máu tăng lên. Cơ thể khó thích nghi, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Ăn quá no hoặc để bụng đói đi tắm
Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tắm ngay sau khi ăn no vì thời điểm này, cơ thể gia tăng máu lưu thông đến chân và tay, mạch máu giãn nở ra nhiều, dễ gây tình trạng thiếu máu ở hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Trong khi đó, tắm khi quá đói dễ gây tụt huyết áp dẫn đến ngất xỉu, đột quỵ. Tốt nhất bạn nên tắm sau khi ăn khoảng 30 phút, điều chỉnh nước ấm vừa, tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Tắm ngay sau khi vừa ngủ dậy
Tắm ngay khi vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài không tốt cho sức khỏe của bạn vì sẽ gây thiếu oxy não, dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, thậm chí ngất xỉu. Bạn tốt nhất nên tắm sau khi ngủ dậy khoảng 1 tiếng để đảm bảo sức khỏe.
Không ít người có thói quen tắm sau khi thức dậy vào buổi sáng để thúc đẩy sự hưng phấn của não bộ, bắt đầu một ngày mới sảng khoái. Tuy nhiên, tắm khi chưa ăn sáng rất dễ khiến bạn bị chóng mặt, thậm chí sốc hạ đường huyết.
Nhiệt độ nước quá cao dẫn đến các mạch máu giãn ra, không đủ máu cung cấp cho não, dễ gây đột quỵ. Nếu muốn tắm vào buổi sáng thì bạn nên dậy sớm, ăn sáng đầy đủ, nghỉ khoảng 30 phút rồi đi tắm.
Ảnh minh họa
Tắm ngay sau khi xông hơi
Bạn tuyệt đối không được tắm lại sau khi xông hơi, kể cả bằng nước ấm hoặc nước lạnh. Các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước, tắm lúc này sẽ khiến lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông. Cơ thể sẽ bị đau nhức và nguy cơ nhiễm cảm.
Quy trình đúng là tắm vệ sinh cơ thể trước, tiếp đó xông hơi nóng rồi lau người bằng khăn khô sạch trước khi lên bàn massage. Bạn chỉ nên tắm sau khi xông hơi nóng ít nhất 6 tiếng.
Tập thể dụctrước khi tắm
Nhịp tim và nhiệt độ tăng nhanh, mạch máu giãn rộng khi bạn hoạt động với cường độ cao. Ngoài ra, lượng máu tuần hoàn đến các cơ vẫn tăng cao trong thời gian ngắn mặc cho bạn đã kết thúc quá trình luyện tập.
Tắm ngay sau khi vừa tập thể dục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng của cơ thể, khiến bạn bị cảm lạnh hay choáng váng. Lý do là vì máu đang tập trung nhiều ở phần cơ, chưa kịp lưu thông đủ đến các cơ quan khác. Bạn nên thư giãn tại chỗ để nhịp tim ổn định lại, cơ thể khô mồ hôi rồi mới tắm bằng nước ấm.
Những lưu ý cần nhớ khác khi tắm:
Không tắm quá muộn
Những người có thói quen tắm đêm thường có nguy cơ mắc các bệnh đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đột quỵ cao hơn bình thường.
Không tắm quá lâu
Có người thích ngâm mình khi tắm, thậm chí vừa ngâm mình trong bồn tắm vừa nghe nhạc. Tuy nhiên, thời gian tắm quá dài không có lợi cho sức khỏe, gây mệt mỏi, thậm chí dẫn đến tim bị thiếu máu, thiếu khí.
Trong trường hợp nặng, tắm lâu có thể gây co thắt động mạch vành, huyết khối, thậm chí gây loạn nhịp tim và tử vong đột ngột. Ngoài ra, thời gian tắm dài khiến lượng máu cung cấp cho phần đầu được giảm tương ứng, dễ gây ra thiếu máu não phát sinh tai nạn ngoài ý muốn.
Không tắm quá nhiều lần
Dù là ngày hè nóng bức, chúng ta cũng không cần tắm quá nhiều lần. Tắm nhiều sẽ giữ được lượng dầu tự nhiên trên bề mặt da, toàn bộ các vi khuẩn có lợi trên da cũng sẽ bị rửa trôi, làm da trở nên yếu ớt, dễ mắc bệnh ngoài da hơn.
Khi cần vệ sinh cơ thể, bạn nên dùng khăn ướt để lau người. Một ngày chỉ cần tắm một lần là đủ.
Không tắm nước quá nóng
Nhiệt độ trong cơ thể người luôn ở mức dưới 40 độ C. Do đó, nhiệt độ của nước tắm cũng chỉ cần dừng ở mức 40 độ C. Tắm nước quá nóng sẽ khiến cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng để điều tiết. Còn tắm nước quá lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, không thể loại bỏ mệt mỏi mà còn khiến cơ thể khó chịu.
Các chuyên gia khuyên rằng, vào những ngày nắng nóng cũng không nên dùng nước quá lạnh để tắm, thấp nhất cũng nên là 35 độ C.
Không nên đi ngủ ngay sau khi tắm
Tắm có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ nhưng chúng ta không nên đi ngủ ngay sau khi tắm. Khi vừa tắm xong, nhiệt độ cơ thể tăng cao, không có lợi cho melatonin - một loại hormone có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Tốt nhất bạn nên tắm trước giờ ngủ khoảng 1-2 tiếng.
Sau khi tắm xong có thể đắp mặt nạ chăm sóc da, nghe nhạc, đọc sách... để cơ thể trở về trạng thái bình thường rồi mới đi ngủ.
Đặc biệt, không được để tóc ướt đi ngủ vì nó có thể gây ra hiện tượng đau đầu, cảm lạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn