Đời sống

Nói hay thì như áo gấm thêm hoa, nói dở thì như tuyết lạnh thêm sương: Càng nói 5 điều này, càng tiêu tan hết phước đức nhiều đời

Trước bốn mươi tuổi, mọi người nên cố gắng nói 5 điều này càng ít càng tốt để giữ được phúc khí tuổi già của mình.

Chưa hết uất hận khi nhìn “cơm thừa canh cặn” mẹ chồng để phần, vợ lại thêm điếng người vì lời nói của gã chồng vô cảm / Sau khi mẹ chồng bước ra khỏi nhà vệ sinh, tôi hốt hoảng bởi cảnh tượng bên trong rồi lặng người với lời nói chát chúa của bà ấy

Muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, điều quan trọng nhất là không thể hành sự tùy ý, không được nói lời tùy tiện.

Có những lời nên nói, nhưng cũng có những lời tuyệt đối tránh. Bởi nói hay thì như áo gấm thêu thêm hoa, nói dở thì như tuyết lạnh thêm sương.

Con người chỉ cần hai năm để học nói, nhưng lại cần tới vài chục năm để biết cách ứng xử. Do đó, có những lời chỉ cần không nói ra sẽ giúp con người chúng ta tích thêm phúc đức, ngược lại nói ra sẽ khiến ta tạo "khẩu nghiệp", mất đi phúc đức, thậm chí có thể lập tức gây ra tai họa cho bản thân.

Khi bạn bước sang tuổi 40, bạn có cuộc sống ổn định, gia đình, sự nghiệp, người thân, bạn bè. Đây đều là những của cải bạn tích lũy được trong nửa đời người. Vì vậy, bạn phải lấy những thứ này làm cơ sở để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bốn mươi, năm mươi tuổi quả là đã cận kề tuổi già, do đó trong thời gian này, việc bạn cần làm là chuẩn bị cho cuộc sống sung túc sắp tới. Không chỉ về vật chất, mà việc phục hồi sức khỏe bản thân cũng rất quan trọng. Để được như vậy, mọi người nên cố gắng nói ít nhất 5 điều này để bảo toàn tuổi già cho mình.

1. Nói chuyện không kiêng kị

Con người ai cũng thích có cảm giác được tôn trọng, nếu như không đạt được điều đó, thì người ta sẽ có cảm giác bị thách thức, đả kích. Vì vậy, cần phải xem xét cảm giác này để bên kia có thể cảm thấy sự tôn trọng, chuyện gì cần nói, chuyện gì không cần nói, đều có một giới hạn nhất định.

Đừng trước mặt người khác mà vạch điểm yếu của họ, đừng đứng sau lưng người khác mà nói chuyện về họ, làm được việc quang minh chính đại, tâm không hổ thẹn. Đây là những nguyên tắc cơ bản. Những điều này nhìn thì có vẻ là những đạo lý đơn giản nhưng vẫn luôn có những người không biết tới tiêu chuẩn này hoặc vi phạm vì không thể kiềm chế bản thân.

2. Lời nói trong tức giận

Những lời nói khi tức giận đa phần là những lời nói chỉ mang tính cảm xúc chứ không thể hiện được những suy nghĩ chân thật nhất trong lòng.

Lời nói nóng giận dễ làm tổn thương người khác, không có thành ý. Điều này sẽ khiến các mối quan hệ xung quanh cũng dần biến mất. Càng có tuổi, tính cách của bạn sẽ gần như rập khuôn. Đừng để những cảm xúc và hành vi ngây thơ này ảnh hưởng đến bạn. Hãy dùng trí óc để làm nhiều việc hơn. Bình tĩnh và điềm đạm sẽ khiến bạn suy nghĩ, có cơ sở, đáng tin cậy và dễ dàng hơn. Do đó, đừng nghĩ rằng nói những lời giận dỗi thì sẽ không ai quan tâm mà thực chất khi nói ra thì bạn đã làm tổn thương người khác rồi.

3. Lời nói đưa chuyện thị phi

Nói hay thì như áo gấm thêm hoa, nói dở thì như tuyết lạnh thêm sương: Càng nói 5 điều này, càng tiêu tan hết phước đức nhiều đời - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Người xưa thường nói: "Người thích nói chuyện thị phi, ắt cũng là một người thị phi."

Thường xuyên bàn tán về thị phi sẽ sớm làm hao mòn phúc khí của chính mình, khiến cuộc đời ngập trong tranh đấu, chỉ nhìn thấy những điều tiêu cực mà bỏ qua những thứ tốt đẹp cuộc sống ban tặng.

Đức Phật dạy rằng, những việc ác con người làm ra đều do xuất phát từ thân - khẩu - ý của mỗi người.

Thế nhưng làm người mà không nói chuyện thị phi quả là rất khó. Trong cuộc sống thường xảy ra tình huống những như thế, những người có duyên với chúng ta, họ nói ra điều gì, làm việc gì chúng ta đều cho là đúng. Còn người không có duyên với chúng ta, những điều họ nói, việc họ làm bất kể ra sao đều không hợp ý ta.

Nho giáo có dạy rằng: Chớ nói lời vô ích, chớ can thiệp chuyện người. Đúng và sai, nếu chỉ dựa vào lập trường của chúng ta thì chẳng thể phân định được. Bởi dù thế nào cũng không thể tránh được nhận định cá nhân chủ quan của ta trong đó.

 

Thế gian này, lời nói thị phi còn độc hơn nọc rắn, sắc bén hơn gươm đao, tuy không làm người ta máu chảy đầu rơi nhưng tai ương hệ lụy thì kéo dài đến muôn kiếp. Do vậy, muốn giữ được phúc đức, muốn nhận phúc báo thì phải học cách cảnh tỉnh bản thân, chớ nên theo sự tốt xấu của mình mà luận bàn hay dở.

4. Lời nói tiêu cực

Mọi người đều có từ trường riêng, và nó luôn phát ra năng lượng. Phát ra năng lượng tích cực có thể cung cấp cho mọi người động lực, nhưng nếu phát ra năng lượng tiêu cực, chỉ khiến người khác thấy mệt mỏi, chán nản theo. Nếu tâm trí luôn chứa đầy thông tin tiêu cực, cơ thể, tâm trí và tinh thần cũng sẽ trở nên tiêu cực.

Bên cạnh đó, cuộc sống đầy ẩn số, không biết ngày mai mình sẽ gặp cái gì, không biết vận may và cơ hội của mình sẽ đến đâu. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta có hy vọng và tin rằng ngày mai của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn, thì ngọt ngào của cuộc đời chắc đắng hơn đắng.

Ngoài ra, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này, chẳng hạn như ngôn ngữ. Đừng lúc nào cũng nói những lời khó chịu để làm mất đi sự tự tin của bản thân và đừng luôn dùng những lời khó chịu để ảnh hưởng đến người khác.

 

Bi quan sẽ không làm cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn, mà chỉ khiến nó tệ đi.Ở bên cạnh những người luôn than vãn, kêu ca, đổ lỗi cho người khác, nói xấu người khác thì người nghe cũng sẽ dần cảm thấy bị ảnh hưởng tiêu cực mà xa lánh.

Thái độ sống lạc quan là điều mà ai cũng thích, đồng thời người khác thích tiếp xúc với những người như vậy vì khi đó họ sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

5. Lời nói vô căn cứ, dối trá

Những lời vô căn cứ, không có thông tin xác đáng đều là lời nói xằng bậy, dối trá. Đây được coi là một trong những lời nói gây quả báo nhãn tiền, làm tổn hao phúc báo.

Nếu lỡ phạm phải cũng phải mau chóng sửa đổi, hạn chế tiếp tục nói dối để tránh khẩu nghiệp ngày càng sâu.

 

Cho dù lời nói dối đó không có ác ý mà chỉ nhằm mục đích đùa vui thì cũng gây ra nghiệp quả không tốt. Bởi những lời đó khiến chủ nhân lời nói quen với thói xấu ấy, cũng làm mọi người xung quanh không tin vào lời nói của họ nữa, kể cả khi họ nói thật. Khi đó, người này sẽ bị xếp vào hạng người lừa lọc, thiếu đạo đức.

Hay có những người vì hám danh, thích địa vị nên cứ khoe khoang. Họ nói dối để thỏa mãn lòng ham hư vinh của bản thân, khiến người khác nghĩ mình thông minh, tài giỏi, hơn người… nhưng tất cả chỉ là giả tạo.

Mặc dù nói dối không hại ai hoặc nói dối đùa chơi nhưng vẫn là nói dối, vẫn là làm mất uy tín của bản thân. Không nói dối là một việc làm rất khó, cho nên phàm làm người ai ai cũng có nói dối, chỉ khác là nói dối ít hay nói dối nhiều, nói dối có hại hay nói dối không hại người.

Người không nói dối là người tạo cho mình một uy tín đối với mọi người, một sự kính trọng tuyệt vời, một lòng tin yêu quý và tôn trọng sâu sắc. Người như vậy chắc chắn sẽ nhận được phúc báo tốt lành, cuộc đời bình yên suôn sẻ.

Lời kết:

 

Người xưa có câu: "Học ăn học nói, học gói học mở", mỗi người chúng ta phải biết cách để kiểm soát lời nói của mình. Trước khi phát ngôn bất cứ điều gì, đều cần phải suy nghĩ thật kỹ, thận trọng cân nhắc điều gì nên nói, điều gì không.

Những câu nói không suy nghĩ có những lúc sẽ gây tác dụng ngược ngoài sức tưởng tượng, phá hỏng các mối quan hệ và làm tổn thương người khác, thậm chí rước họa vào thân.

Qua bốn mươi tuổi là một điểm bắt đầu khác của cuộc đời. Hãy bớt bốc đồng, sống hưởng thụ nhiều hơn, bỏ đi những thói hư tật xấu, tiếp xúc với những điều tích cực hơn và để bản thân trở thành chủ thể của hạnh phúc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm