Nỗi khổ tâm của người chồng “mắc kẹt” trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu
Những người đàn ông cố tình nói chuyện với bạn về những chủ đề này hầu hết đều muốn theo đuổi bạn, đừng ngu ngơ không hiểu / Tất cũ đừng vứt đi, tận dụng bỏ vào bồn cầu, lợi ích bất ngờ, không biết quá phí
Phải nói rằng, cuộc sống hôn nhân của tôi và Lan cũng vô cùng mỹ mãn, cho đến khi Lan mang bầu hồi năm ngoái, tình trạng gia đình bắt đầu thay đổi. Từ khi bắt đầu mang thai Lan đã bị ốm ghén, nhưng mẹ thì nhất quyết không cho chúng tôi thuê người giúp việc mà muốn tự tay chăm con dâu. Chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu đã xảy ra.
Lan làm việc ở ngân hàng, vừa phải chống chọi với hiện tượng ốm ghén, vừa phải mặc đồng phục phòng bức xạ để làm việc, mẹ tôi cho rằng như vậy không có lợi cho em bé, sau vài lần ám thị thấy không có hiệu quả thì thương lượng với tôi bảo Lan nghỉ không lương ở nhà dưỡng thai. Lập luận của mẹ là nhà chúng ta không thiếu tiền, thời khắc quan trọng để được bế cháu nội thì không thể bỏ qua, cũng không thể coi thường. Mẹ muốn tôi làm công tác tư tưởng với Lan.
Tôi hiểu tính khí của Lan, cô ấy nhất định sẽ không chịu nhượng bộ, hơn nữa, việc này tôi cũng khó mở miêng, vì phụ nữ hiện đại thời nay đều vừa đi làm vừa mang thai. Tư tưởng của mẹ tôi đã lỗi thời. Mẹ thấy tôi mãi không có động tĩnh gì thì hạ quyết tâm nói trực tiếp suy nghĩ của bà với Lan. Lan vừa nghe đã có chút tỏ thái độ, cũng không giữ sỹ diện cho mẹ, đến bữa sáng cũng không ăn, hằm hằm đi làm luôn.
Chuyện này không khác gì chọc vào tổ ong. Mẹ vô cùng tức giận. Những chuyện xảy ra tiếp theo khiến tôi ý thức được tính quan trọng của vấn đề. Lan dường như trở thành một người khác. Không biết là vô tình hay cố ý đã bắt đầu chống đối lại mẹ tôi, mẹ tôi nói cái gì, cô ấy đều không muốn làm theo. Và mẹ tôi cũng bắt đầu là một bà mẹ chồng thích ca thán, kể xấu con dâu giống như các bà hàng xóm.
Lan từng đánh tiếng về sau không muốn mẹ tôi can dự vào bất cứ việc gì của cô ấy, nhưng mẹ không quan tâm đến chuyện đó, cái mẹ quan tâm là dinh dưỡng cho đứa cháu đích tôn chưa ra đời này. Cứ hai, ba ngày mẹ lại hầm gà và nấu những món ăn bổ dưỡng cho Lan. Để Lan yên tâm ăn, tôi dặn mẹ nấu xong gọi tôi về nhà lấy, sau đó mang đến cơ quan Lan nói dối là tôi mua. Chỉ có như vậy, Lan mới vui vẻ để những đồ ăn đó chui hết vào bụng.
Còn có rất nhiều những chuyện như vậy, tôi không thể không kịp thời đứng vào giữa để che chắn. Ví dụ như chuyện mẹ luôn phản đối Lan đi xe máy, nhưng Lan vẫn tự đi xe máy đi làm sau khi mang bầu. Rồi sau khi đứa bé chào đời, mẹ tôi không yên tâm để người khác chăm sóc, nên muốn tự tay chăm cho cháu nội, nhưng Lan cũng cứ nhất định muốn tự mình chăm con để nuôi dưỡng tình cảm mẫu tử… Tôi bị kẹp giữa hai người bọn họ, với cả hai đều phải tỏ ra là người tốt, nhưng cả hai bên đều không tốt. Tôi dường như sắp ngạt thở.
Cuộc sống vẫn tiếp tục, con trai ngày một lớn. Vấn đề mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu cũng xuất hiện thêm nhiều cái mới, giữa hai người đó ai đúng ai sai với tôi không quan trọng, tôi chỉ cảm thấy đã quá mệt mỏi. Luôn phải làm công tác hòa giải mối quan hệ giữa hai người cũng không phải là kế lâu dài, nhưng tôi thực sự không có cách nào khác để duy trì hòa khí của gia đình.
Tôi thực sự hiếu kỳ mong đợi khi con trai trưởng thành, để được chứng kiến Lan sau bao nhiêu năm làm con dâu trở thành mẹ chồng, xem cô ấy đứng ở góc độ của mẹ chồng mà duy trì mối quan hệ giữa cô ấy và con dâu như thế nào?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đi chợ thấy 2 bộ phận này của con lợn là phải mua ngay: Bổ dưỡng hơn vạn lần nhân sâm, tổ yến, không phải ai cũng biết!
Cổ nhân dạy: 'Gia đình có 3 thứ này càng 'to', con cháu nghèo khó, không ngóc được đầu lên', những thứ đó là gì?
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Sau khi sử dụng máy giặt nên mở hay đóng nắp? Không phải mê tín đâu, nhiều người đã làm sai
3 nét đặc biệt trên bàn tay tiết lộ số phận giàu có trọn đời, nếu bạn có 1 trong số đó thật đáng chúc mừng
Loại cỏ mọc dại khắp bờ ruộng, ‘kẻ thù’ của nhà nông: Nhưng được ví như 'nhân sâm', bán 350.000 đồng/kg