Nước lọc rất quan trọng với cơ thể nhưng 2 kiểu uống này khiến nước lọc trở thành có hại
Ăn cà tím quá nhiều có thể trúng độc, nguy hại sức khỏe / Tác dụng tuyệt vời của hồng trà với sức khỏe
Nước vẫn được ví như “liều thuốc trường sinh miễn phí”. Nước đóng vai trò cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Cơ thể thiếu nước sẽ lầm vào trạng thái kiệt sức, mệt mỏi rồi dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo về mối nguy hiểm cho sức khỏe nếu như bạn uống nước theo 2 cách này.
Nước lọc đun sôi nhiều lần
Nước sau khi đun sôi đã tiêu diệt được không ít vi khuẩn và các chất độc hại. Nhưng nó cũng làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy mà đun đi đun lại nước hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, việc tích trữ nước lọc lâu ngày sau đó làm nóng lại để uống cũng rất nguy hiểm. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết nước càng để lâu càng bẩn vì đó là môi trường để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Khi nước chứa nhiều vi sinh vật, trứng kí sinh trùng,… mà được đun sôi lại thì số vi khuẩn đó sẽ bị tiêu diệt, tạo thành chất hữu cơ trong nước và trở thành nguồn thức ăn dồi dào của những vi sinh vật bên ngoài.
Như vậy, bạn chỉ nên đun sôi nước một lần và uống trong vòng 24 giờ. Nếu quá thời gian trên, các gia đình nên bỏ đi để đun lượng nước khác. Bên cạnh đó, nước đun sôi nên được đựng trong bình thủy tinh sạch, tuyệt đối không dùng bình nhựa tái chế, nhựa kém chất lượng.
Nước nóng trên 65 độ C
Uống nước ấm thì tốt cho cơ thể nhưng uống nước nóng quá thì sẽ gây nguy hiểm. Thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã liệt kê việc tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C vào danh sách những tác nhân gây bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng, thực quản. Cho dù bạn uống bất cứ loại nước gì, chỉ cần vượt quá 65 độ C thì đều có nguy cơ gây ung thư thực quản do làm hỏng các tế bào màng nhầy của miệng và dạ dày.
WHO cũng cho biết đồ nóng có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản – cơ quan vốn dĩ rất mỏng manh. Bị tổn thương nhiều lần sẽ khiến các tế bào của niêm mạc có xu hướng tăng sinh, dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng. Vì thế chúng ngày càng ít nhạy cảm, lâu dần sẽ biến đổi thành ung thư.
Vậy nên bạn chỉ nên uống nước ấm khoảng 40 độ C. Mỗi ngày tiêu thụ ít nhất 1200ml nước, như vậy mới có lợi cho sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc