Ông bà ta dạy: “Đừng gọi chó khi no”: Nửa vế sau mới là kinh điển, đọc là thấm
Đi chợ thấy măng tươi có điểm này thì đừng có mua mà tốn tiền, vừa đắng vừa không có chất / Chỉ cách để khử vị đắng, chất độc của măng tươi
Người xưa sống từng trải, có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Đến nay, vẫn có nhiều tác phẩm kinh điển chứa đựng trí tuệ cổ nhân, được người ta truyền từ đời này sang đời khác. Người xưa ít biết chữ nên hầu như những nội dung đều được truyền lại dưới dạng những câu nói dễ nghe, dễ hiểu.
>> Xem thêm: Phụ nữ tuổi này sống có tình nghĩa nên được trời thương, hậu vận có thể hạnh phúc viên mãn
Xưa kia, ở nông thôn có một bà mẹ không biết chữ, nuôi một con chó nhỏ. Con chó này rất thông minh, có khả năng dẫn dắt những chú chó khác trong xóm và canh giữ nhà rất tốt. Khi mọi người hỏi bí quyết nào để dạy con chó thông minh đến vậy, bà đã nói: “Đừng gọi chó khi no”.
Câu này tuy đơn giản nhưng hàm ý nghĩa rất thâm thúy, không phải ai cũng hiểu hết được. Thế nhưng, câu nói “đừng gọi chó khi no” thể hiện vấn đề hàng ngày mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của câu nói này và tại sao lại nói như vậy?
>> Xem thêm: 3 nốt ruồi ở lòng bàn chân tượng trưng cho Tài – Lộc – Danh ai có 1/3 cũng viên mãn trọn đời
Vì sao nói “Đừng gọi chó khi no”?
Vào thời cổ đại, cuộc sống của người dân còn khá khó khăn do phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Họ nai lưng làm việc cả năm nhưng nhưng vẫn không đủ ăn. Thời kỳ đói kém, người ăn còn không đủ ăn, nói gì đến nuôi chó.
Ảnh minh họa.
Chưa kể, trong quá khứ, chó được nuôi trong nhà với mục đích trông nhà, ăn cơm thừa canh cặn, đỡ lãng phí hoặc giúp gia chủ kiếm sống bằng cách tự săn bắt. Theo người xưa, khi chó ăn no, con vật sẽ trở nên lười vận động. Dù người chủ có nói hay quát nạt thế nào, chó vẫn chỉ nằm im một chỗ. Vì vậy, người xưa khuyên không nên cho chó ăn quá no, chó ăn quá no thì khó bảo, không nghe lời chủ.
>> Xem thêm: Người có 3 nét tướng này phúc lộc sâu dày, càng già càng giàu, chỉ 1/3 cũng tiêu không hết của
Đáng chú ý, người xưa còn rất chú trọng đến những đức tính tiềm ẩn bên trong. Họ quan niệm rằng, khi có việc thì không được chậm trễ, hoặc “không nói nhiều, không làm sự việc tuyệt đối”. Nếu đẩy người khác đến giới hạn, điều này chẳng khác nào mang lại tai họa cho chính mình.
Loại tư duy này xuyên suốt mọi khía cạnh cuộc sống của người cổ đại. Vì vậy, khi nuôi chó, người ta không cho chó ăn quá nhiều. Chó ăn quá nhiều chỉ ăn rồi ngủ, chẳng khác gì lợn. Do đó, dẫu có nuôi chó đi chăng nữa, họ cũng chỉ cho con vật ăn no một nửa mà thôi. Nếu không, nó sẽ chỉ biết ăn no rồi ngủ, trộm vào nhà cũng không biết gì, không mang lại may mắn cho chủ nhân.
“Đừng quá tốt với người”
Vế sau câu nói: “Đừng gọi chó khi no” này chính là: “Đừng quá tốt với người”. Hai vế khi kết hợp với nhau chính là hiện thân của tư tưởng trọn vẹn. Nửa sau câu nói phản ánh sự khôn ngoan của người xưa. Lòng người khó đoán, biết người biết mặt nhưng không thể biết lòng, việc đối xử quá thật thà và quá tốt với người khác nhiều khi mang đến rắc rối cho bản thân.
Trên đời này, không phải ai cũng xấu nhưng chúng ta cũng cần phải có tâm đề phòng kẻ xấu. Khi đối nhân xử thế, bạn đừng quá tin người, cũng như đừng đối xử tốt với người. Đôi khi, việc giúp đỡ người khiến họ nảy sinh tâm lý ỷ lại.
>> Xem thêm: Người phúc mỏng, phận bạc thường có 4 đặc điểm này trong lòng bàn tay, 1/4 cái cũng khổ
Sống ở đời, giúp đỡ người khác là một đức tính tốt. Tuy nhiên, nếu cứ hấp tấp sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, không cẩn thận bản thân lại bị vu cáo là thủ phạm. Bạn luôn mong muốn giúp đỡ mọi người ở nơi làm việc, bạn sẽ khiến người ta cảm thấy đó là điều nên làm. Nếu một ngày bạn bận rộn mà từ chối, mọi người sẽ khó chịu, đâm ra đặt điều với bạn.
Cổ nhân dạy “Đừng quá tốt với người khác”, câu này có nghĩa là mỗi người hãy tự cho mình ba điểm thận trọng khi nhắc nhở khi giúp đỡ người khác. Nếu bạn ra tay giúp người, người đó sẽ cảm ơn bạn, nhưng cứ giúp mãi họ sẽ xem đó là điều đương nhiên, khi không giúp nữa họ sẽ xem bạn như kẻ thù.
Mong muốn, lòng tham của con người là vô tận, giống như nhân vật bà vợ trong chuyện “Ông lão và con cá vàng”. Nếu người khác dần dần đòi hỏi vượt quá khả năng của mình, mọi thứ bạn làm trước đây đều có thể trở thành lý do khiến đối phương ghét bỏ, quay lưng với bạn.
Từ câu nói: “Đừng gọi chó khi no, đừng quá tốt với người” của cổ nhân, chúng ta thấy được nhiều kinh nghiệm của người xưa đến tận ngày nay vẫn giữ nguyên được giá trị, xứng đáng để học hỏi và trở thành kim chỉ nam trong cuộc sống của nhiều người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ