Đời sống

Phân biệt đồ nhựa có độc hại hay không qua ký hiệu

Nhiễm độc nhựa rất nguy hiểm, có thể gây ung thư nên cần nhận biết về ký hiệu này để sử dụng đúng. Có 7 loại nhựa, mỗi loại chứa thông tin về mức độ độc hại của từng loại.

Việc dùng lại những hộp hoặc chai nhựa, nhất là để đựng thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng khi tái sử dụng, đã bao giờ bạn để ý đến ký hiệu (nằm trong các mũi tên tạo thành hình tam giác), thường in dưới đáy? Đây là ký hiệu thể hiện mức độ độc hại của loại nhựa cấu tạo nên hộp nhựa đó và quan trọng khả năng tái sử dụng của đồ nhựa.

Số 1 - PET

Nhựa PET là một trong số những loại được sử dụng phổ biến làm sản phẩm gia dụng, ví dụ như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói.

Đây là ký hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần nên nếu dùng đi dùng lại có thể tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng, ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Nhựa PET rất khó làm sạch, mức độ tái chế cũng rất thấp, vì vậy tốt nhất hãy vứt đi ngay khi dùng xong.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Số 2 - HDP

HDP (nhựa nhiệt dẻo mật độ cao) là loại dùng để chế tạo bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. Loại nhựa này không thải ra chất độc hại, vì thế, đây là loại thường được chọn vì an toàn nhất trong các loại nhựa.

Số 3 - PVC hay 3V

PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng khá phổ biến để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. Nhưng nó chứa 2 loại hóa chất có thể giải phóng chất độc hại khi ở nhiệt độ cao nên chỉ đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C.

Số 4 - LDPE

 

LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này không nên làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất độc hại.

Số 5 - PP

PP là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ trên 100 độ C nên có thể tái sử dụng và quay trong lò vi sóng. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn.

Số 6 - PS

PS là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước. Dù có khả năng chịu nhiệt và lạnh nhưng không nên dùng cho lò vi sóng vì có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Vì vậy, loại nhựa này không dùng để đựng thực phẩm lâu dài.

 

Số 7 - PC hoặc không có ký hiệu

Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh. Hầu như không có loại đồ nhựa gia dụng nào mang nhãn số 7. Loại nhựa này đa phần chỉ được sử dụng trong công nghiệp, từ vỏ máy điện thoại, máy tính... Các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

Số 1 - PET - Loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần.

Số 2 – HDP - Loại nhựa không thải ra chất độc hại, an toàn.

 

Số 3 - PVC hay 3V - Loại chỉ đựng đồ ăn uống dưới 81 độ C.

Số 4 - LDPE - Loại nhựa tránh nhiệt độ cao vì giải phóng hóa chất độc hại.

Số 5 - PP - Loại nhựa chịu được nhiệt độ >100 độ C, có thể tái sử dụng.

Số 6 - PS - Loại nhựa không dùng đựng thực phẩm lâu dài.

Số 7 - PC - Loại nhựa nguy hiểm nhất, không tái chế.

 

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo