Đời sống

Phận làm con nên biết 'ba cha tám mẹ' nghĩa là gì?

Người Phật tử chân chính, khi cha mẹ còn hiện tiền thì ta phải có lòng cung kính hiếu dưỡng để cho cha mẹ được vui lòng.

Nằm lòng 3 kỹ năng siêu việt này, mọi thứ bạn mong muốn trong cuộc sống đều có thể đạt được dễ dàng / 7 bài học Phật dạy cần ghi nhớ để được hưởng Phúc Đức muôn đời

Ba cha là:

Thân phụ: Cha sinh ra mình.

Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế phụ hay, bố dượng.

Dưỡng phụ: Bố nuôi.

Tám mẹ là:

Đích mẫu: Vợ cả của bố.

Kế mẫu: Khi còn nhỏ mẹ đã mất, cha lấy vợ khác để nuôi nấng mình.

Từ mẫu: Mẹ chết từ tấm bé, cha sai người vợ lẽ nuôi mình bú mớm.

Dưỡng mẫu: Mẹ nuôi, cha mẹ nghèo cho mình để người khác nuôi.

Xuất mẫu: Là mẹ sinh ra mình nhưng bị cha ruồng rẫy.

Giá mẫu: là mẹ sinh ra mình, nhưng khi cha mất thì đi lấy chồng khác.

Thứ mẫu: Là mẹ sinh ra mình nhưng là vợ lẽ của cha.

Nhũ mẫu: Mẹ vú, cho mình bú mớm từ khi còn tấm bé.

Ảnh minh họa.

Bổn phận của con cái đối với cha mẹ cần

Nuôi dưỡng cha mẹ

Cha mẹ là đấng sinh thành có ân nghĩa cao cả đối với con cái, có công ơn to lớn hơn trời cao biển rộng. Chính vì vậy, bổn phận người con phải biết hiếu thảo cung kính dưỡng nuôi, ai đã từng làm cha mẹ rồi mới thấy công ơn cha mẹ không gì có thể sánh bằng.

Một người con ngoài những trách nhiệm lo cho gia đình người thân và đóng góp xã hội, thì họ cần có bổn phận phải chăm lo đầy đủ các điều kiện vật chất và tinh thần cho cha mẹ. Người xuất gia, nếu như không có anh em lo cho cha mẹ thì vẫn được Phật cho phép phụng dưỡng cha mẹ trong khả năng của mình.

Đạo làm con trước tiên phải nhớ ân sinh sản, mẹ chín tháng cưu mang,ăn uống phải kiêng cử, giữ gìn cẩn thận trong khi làm việc hay đi, đứng, ngủ, nghỉ lúc thai mang. Trước khi sinh con đau đớn trăm bề tính mạng hiểm nguy, có khi phải bị mất mạng. Còn người cha phải lo làm lụng vất vả, nhọc nhằn để lo cho mẹ tròn con vuông.

Phận làm con nên biết 'BA CHA TÁM MẸ' nghĩa là gì? - Ảnh 2
Bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Ảnh nguồn: Internet.

Giữ gìn truyền thống gia phong

Truyền thống gia phong chính là truyền thống đạo đức gia đình, của dòng tộc được giữ gìn và truyền thừa qua nhiều thế hệ tiếp nối.Truyền thống này có thể bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, truyền thống gia phong ở đây là chúng ta phải hiểu rõ và thấm nhuần những giá trị đạo đức tốt đẹp.

Phận làm con phải biết gìn giữ gia phong bằng cách chuyển hóa những thói xấu của bản thân, sống đúng, sống tốt theo lời Phật dạy cũng là một trong những phương cách giữ gìn truyền thống gia phong, được bền vững và lâu dài.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm