Phở Hà Nội và những biến tấu hấp dẫn bất ngờ
Bún chả que tre và loạt món nguội hút khách ngày hè ở TP.HCM / Hủ tiếu mì gà quay và loạt món sợi hút khách tại TP.HCM
Từ những món phở truyền thống
Phở bò được coi là món phở đầu tiên định hình nên văn hóa Phở của người Việt
Món phở được tạo nên từ xương của bò đem đi ninh nhiều giờ đồng hồ cho ra thứ nước chan ngọt thanh tự nhiên, ăn cùng thịt bò và bánh phở, là thứ bánh được làm bằng gạo tẻ ngon đem đi xay rồi tráng mỏng, cắt thành những sợi phở dẻo bùi.
Cho bánh phở và thịt vào bát, một chút hành và rau thơm, chan nước dùng là đã có ngay một bát phở nhìn thì đơn giản nhưng chứa đựng tinh hoa ẩm thực Việt. Tùy vào sở thích mà mọi người có thể chọn phở bò chín, tái nạm, phở tái lăn, phở gầu, bắp gầu,…
Từ những bát phở bò, biến tấu đầu tiên của Phở ra đời, ấy là phở gà. Thời phở gà mới xuất hiện, nhiều người Hà Nội không chấp nhận. Nhà văn Thạch Lam đã từng viết:“Nói về phở, tôi còn quên không nhắc tới những sự thay đổi mới đây ở cái quà đặc biệt đó. Nghĩ rằng thay đổi là tiến bộ, có người đã bỏ phở cũ làm vị phở gà. Nhưng sự cải cách ấy hình như không được hoan nghênh… Như cái thứ phở thực cũng như bản tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng bét. Có chăng muốn cải cách thì để nguyên vị, mà cách làm tinh vi hơn lên. Cái nội dung và thể tài vẫn cũ, mà tinh thần thì ngày một sắc sảo thêm vào. Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa”.
Từ biến tấu đầu tiên ấy, bàn hòa ca của Phở ngày một xuất hiện nhiều biến tấu hơn. Bên cạnh những tô phở nước nóng hổi, xuất hiện món phở không dùng nước – phở khô.
Phở mà không có nước thì ăn làm sao? Đặc trưng của phở là lúc nào nước dùng cũng phải thật nóng, vào mùa hè oi bức nếu ngồi ăn một tô phở nóng nữa thì dù ngon nhưng nhiều người cũng ngại cảnh vừa ăn vừa nhễ nhại mồ hôi. Có thể vì lẽ đó, và cũng do học hỏi thêm từ các nền ẩm thực khác mà phở trộn đã ra đời. Người nấu phở dùng các nguyên liệu của phở kết hợp với nhiều rau sống, các loại nộm, lạc, với nước mắm trộn,… để cho ra món phở trộn lạ miệng.
Phở trộn xuất hiện vào khoảng cuối những năm 1990 ở Hà Nội
Bát phở nóng hổi, tỏa khói nghi ngút khói khiến cho thực khách không thể kiềm lòng dù là mùa đông hay hè. Trong một ngày bỗng thấy "chán cơm thèm phở", người ta lại hỏi nhau những chỗ bán phở ngon nức tiếng hay mách nhau món phở mới. Sẽ thật tiếc nếu bạn chưa thử một lần thưởng thức những món phở này.
Tới những món phở biến tấu hấp dẫn...
Phở bát đá là một trong các biến tấu mới của Phở ở Hà Nội
Đối với các món phở bát đá,điều đặc biệt lại ở chiếc bát đá. Chiếc bát đá đựng phở giống như một "chiếc nồi" giúp làm chín thịt, phở và các món ăn kèm phở. Sau khi làm nóng bát đá đến độ có thể làm chín thực phẩm, đầu bếp sẽ cho nước dùng vào trước, bày phần nhân phở ra khay và đem ra cho thực khách. Việc dùng bát đá sẽ giúp giữ nước dùng nóng đến phút cuối.
Người ăn sẽ nhận được phần phở của mình với bát nước dùng vẫn sôi sùng sục và bắt đầu việc thưởng thức món phở độc đáo này. Ngoài những nguyên liệu quen thuộc, phở bò bát đá còn có thêm bò viên, ăn cùng khá lạ miệng.
Điều đặc biệt hấp dẫn mọi người lựa chọn món phở bát đá chính ở việc tự tay thực khách quyết định độ chín của phở và thịt theo sở thích của bản thân.
Theo kinh nghiệm "thẩm phở" của dân sành ăn, để thưởng thức được hết độ ngon của phở bát đá, ta sẽ cho trứng vào đầu tiên để khai vị, tiếp đó cho thịt để giữ được độ ngọt và không làm mất chất của thịt, cuối cùng mới cho bánh phở vào.
Cộng đồng yêu phở thời gian gần đây chào đón thêm thành viên phở dê vào ngôi nhà chung
Thịt dê vốn có vị hoi đặc trưng khó kết hợp với phở vậy mà qua bàn tay chế biến khéo léo của người đầu bếp lại trở thành món phở dê lạ miệng, thu hút các tín đồ của phở. Nhiều người hay cho chanh hoặc dấm tỏi vào phở để tạo vị chua nhưng để ăn cùng phở dê nhất định phải dùng vị chua từ quất.
Mách nhỏ cho những ai lần đầu thưởng thức phở dê, măng ngâm chua ngọt ăn cùng với thịt dê là một sự kết hợp hoàn hảo.
Thịt dê dùng để cho vào phở phải là dê cái để đảm bảo thịt không bị hoi. Nước dùng chan phở được ninh bằng xương dê và hương liệu từ 8 – 10 tiếng sẽ đạt yêu cầu, cho ra vị ngọt thanh, nước trong.
Xưa nay vịt thường được đem đi luộc, quay, nướng… Vậy mà giờ đây, thực khách có thể thưởng thức sự kết hợp giữa phở và vịt quay đầy mới lạ, hấp dẫn
Phở vịt quay được cho là nguồn gốc ở Lạng Sơn. Còn từ đâu mà phở vịt quay có mặt ở Lạng Sơn thì không ai biết chắc. Chỉ biết rằng, đây cũng là một biến tấu của phở và đã có mặt tại Hà Nội.
Có hai loại phở vịt quay là phở vịt quay nước và phở vịt quay trộn. Điểm khác biệt của phở vịt quay nước với những loại phở nước khác nằm ở bát nước sốt. Còn trong bát phở vịt quay trộn sẽ có bánh phở loại to, rau sống, dưa cải bắp muối, dưa chuột, lạc và nước sốt trộn, đặc biệt không thể thiếu khoai lang thái sợi ngọt giòn, tan ngay khi cho vào miệng.
Nước dùng chan phở phải được nấu bằng cổ cánh và xương của con vịt để có được vị ngọt và mùi đặc trưng của vịt.Tiết trời se se lạnh ăn một bát phở vịt quay nóng hổi thì còn gì bằng!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui