Phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Sản phụ sau sinh mổ nên kiêng thực phẩm nào? / Bí quyết giúp da căng bóng bất chấp thời tiết giao mùa
Bệnh viêm tai giữa là bệnh gì?
Bệnh viêm tai giữa của trẻ rất nguy hiểm. Nguồn ảnh: Internet
Cấu tạo tai của con người được chia làm 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Phía bên trong tai còn có một ống nối tai giữa với cổ họng, được biết đến với tên gọi là vòi nhĩ hay ống eustachian. Vòi nhĩ thực hiện các chức năng:
Tai giữa với chức năng thông hơi giúp cân bằng áp suất không khí ở trong và ngoài tai. Khi bị viêm tai giữa người bệnh thường mất đi sự thăng bằng này và được biểu hiện ra ngoài là hiện tượng hay nghiêng đầu sang một bên. Điều này càng được thấy rõ khi trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa;
Bảo vệ và ngăn chặn dịch từ mũi và họng chảy vào tai giữa và tránh áp lực âm thanh dồn vào tai;
Vùng tai giữa sẽ xử lý làm tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.
Viêm tai giữa gồm hai thể:
Viêm tai giữa cấp: Tai giữa khi bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm, lâu ngày tiến triển thành viêm tai giữa cấp. Bệnh làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, nếu kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ;
Viêm tai giữa có dịch tiết: Đây là tình trạng tai giữa có dịch nhưng không gây nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Đối với dạng viêm tai giữa này, người bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi chỉ có cảm giác đầy nặng tai.
Viêm tai giữa kéo dài, không được điều trị triệt để có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là tình trạng mất thính lực. Đặc biệt, viêm tai giữa cấp tính có thể tiến triển thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch.
Viêm tai giữa nguy hiểm thế nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An. Nguồn anhrL BVAV
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, hiện là giám đốc Bệnh viện An Việt, vào thời điểm giao mùa, các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em gia tăng đáng kể. Rất nhiều trẻ bị các bệnh như viêm amidan, viêm mũi họng và đặc biệt là viêm tai giữa. Những ngày qua, Bệnh viện An Việt ghi nhận rất nhiều trẻ nhập viện vì bị viêm tai giữa. Có cháu bị rất nặng, phải nằm viện điều trị dài ngày.
Theo PGS Hoài An, viêm tai giữa đặc biệt thường gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi. Vào mùa thu đông, tỷ lệ trẻ mắc viêm tai giữa còn cao hơn nhiều so với những thời điểm khác.
Ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa thường phát sinh sau những đợt viêm mũi họng, có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, tạo dịch mủ trong tai giữa.
Một số triệu chứng của viêm tai giữa có thể kể đến gồm:
Đau trong tai và nhiều khi đau rất nặng.
Giảm khả năng nghe, cảm giác ù tai, nặng tai khó chịu.
Người bệnh bị sốt, trẻ nhỏ có thể bị sốt cao trên 39 độ C.
Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, khó ăn uống, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, khó ngủ…
Chảy mủ trong tai.
Viêm tai giữa ban đầu là thể cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời, lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc tai và trở thành viêm tai giữa mạn tính.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa biết nói, có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, nói không rõ âm/từ, thậm chí điếc - câm bẩm sinh... làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.
"Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, có khi ảnh hưởng đến tính mạng do biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não do viêm tai, viêm tắc tĩnh mạch bên do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt", PGS Hoài An cho biết.
PGS Hoài An cho biết thêm viêm tai giữa cấp có thể tái diễn nhiều lần nếu không được điều trị đúng phác đồ, quy trình. Trẻ cần được thăm khám bởi đúng bác sĩ chuyên khoa và tại các cơ sở y tế uy tín. Chính vì vậy, việc điều trị dứt điểm là rất quan trọng.
Phụ huynh không được tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh nếu chưa có đơn của bác sĩ và không tự chữa bằng những cách truyền miệng. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho trẻ tốt để tăng sức đề kháng và nhanh phục hồi trong quá trình điều trị.
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, không dùng chung đồ dùng ăn uống, dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi.
Cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, hạn chế cho trẻ ngậm bình sữa hoặc núm vú giả, tránh để trẻ bị sặc, trớ.
Chích ngừa cúm theo mùa, tiêm vắc xin phế cầu và các loại vắc xin khác để giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa.
Giữ ấm trong mùa lạnh; ăn uống, vận động khoa học để tăng cường sức đề kháng.
Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo