Đời sống

Phong tục lễ chùa cuối năm

Nhiều người Việt thường đi lễ chùa cuối năm với mong muốn tìm sự bình an, gạt bỏ muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới.

Chê con dâu nghỉ tết muộn chỉ về ăn, mẹ chồng xuống giọng gấp khi nghe điều này / Ăn trứng cùng thứ này là đại bổ, diệt cả tế bào ung thư

Điều này không chỉ là tín ngưỡng dân gian mà còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân đất Việt.

Theo phong tục của người Việt, đầu năm đi lễ cầu mong thì cuối năm sẽ đi tạ lễ. Đây như là một nét đẹp văn hóa thể hiện sự cảm tạ, lòng biết ơn đối với các vị thần linh, thần chủ đã che chở, mang tới bình an cho gia đình trong suốt 1 năm qua.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Báo Hoà Bình.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Báo Hoà Bình.

Theo Thượng tọa Thích Minh Quang - Phó Trụ trì Chùa Tam Chúc, đi lễ chùa, quan trọng nhất là thành tâm, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, bên cạnh đó, không thắp quá nhiều hương, để tiền lẻ lên ban thờ hay đốt vàng mã là những điều không nên làm khi đi lễ.

Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh. Ngày nay, bên cạnh việc đi lễ, nhiều Phật tử còn tham gia vào các hoạt động công đức như trang trí, dọn dẹp để đón du khách đến với cửa chùa.

Tuy phong tục tập quán giữa các miền có khác nhau nhưng lễ chùa cuối năm đã trở thành thói quen, nét văn hóa tâm linh của người Việt. Khi hành hương về cửa Phật, mọi người vừa được thăm vãn cảnh thức, thả hồn vào tiếng chuông trầm chậm rãi, vừa tháo bỏ ưu tư để chuẩn bị đón chờ cho một năm mới an lành.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm