Phụ huynh chọn nghề cho con: Nên hay không?
10 cách ăn sáng tạo với trái bơ để giảm nguy cơ tim mạch / Ăn quá nhiều hạt, hãy nhớ rằng điều nguy hiểm này có thể xảy ra
Hôm trước, con tôi bảo: “Lớn lên con muốn làm ca sĩ, vì các bạn ở lớp ai cũng khen con hát hay”. Khi nghe cháu nói, tôi chỉ biết im lặng, bởi vì thật lòng mà nói thì tôi không muốn sau này cháu sẽ trở thành ca sĩ. Cũng như nhiều phụ huynh khác, ai cũng muốn con mình lớn lên sẽ làm những ngành nghề “hot” nhất mà xã hội đang cần hoặc chọn các ngành nghề khoa học có tương lai hơn.
Nghe con nói ngành nghề mình yêu thích, tôi chọn cách im lặng, chưa thể trả lời là vì cháu còn quá nhỏ, chưa suy nghĩ đúng đắn, việc chọn nghề có thể chỉ là cảm xúc nhất thời, chưa phải là niềm đam mê và khát vọng thật sự. Tôi im lặng cũng là vì không nên nói ra ước muốn của chính mình về ngành nghề tương lai của con. Nếu nói ra, có thể con tôi sẽ mất đi sự tự do, bị ràng buộc bởi ước muốn của cha mẹ mà không được quyền tự quyết về ngành nghề mà mình yêu thích.
Ngành nghề của mỗi người đa số là do niềm đam mê và sự quyết tâm mới làm nên thành công. Nhưng cũng có những người không thể chọn được ngành nghề mà mình thích và làm trái nghề bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người ước mơ sau này sẽ làm nghề này nghề nọ nhưng không thể đạt được là do không đủ năng lực hay do hoàn cảnh gia đình mà bỏ dở hoặc có thể do xã hội đưa đẩy… Nhưng rồi, nhiều người cũng phải chọn trái ngành nghề, bởi vì chính ngành nghề này lại tạo ra thu nhập chính để nuôi sống bản thân và gia đình.
Bản thân các cháu học sinh bây giờ cũng vậy, các cháu có quyền ước mơ và cố gắng để đạt được ước mơ đó, nhưng ước mơ của các cháu có thành hiện thực hay không thì lại là chuyện khác. Bởi vì, ước mơ của các cháu đôi khi xa vời, quá sức và thiếu thực tế…nên rất khó có thể trở thành hiện thực.
Thực tế hiện nay, các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, khi được hỏi các em muốn chọn nghề gì trong tương lai thì đa số các em đều mơ ước sau này sẽ làm kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, luật sư… Nhưng nếu ước mơ của các em đều trở thành hiện thực thì sau này ai sẽ làm công nhân, ai sẽ làm nhân viên điện lực, môi trường…
Và cứ đến mùa xét tuyển, phụ huynh lại lo lắng việc chọn ngành nghề cho con. Phụ huynh thường xuyên gọi điện hỏi thông tin hoặc đến tận trường đại học, cao đẳng để nhờ tư vấn chọn ngành cho con, điều chỉnh nguyện vọng... trong khi đây là việc của các thí sinh. Phụ huynh không để con tự quyết định ngành nghề theo học chính là tước đoạt quyền lựa chọn tương lai của con mình. Phụ huynh quyết định thay ngành nghề cho con có thể sẽ có tác dụng ngược và gây ra sự lãng phí, nghiêm trọng hơn có thể hủy hoại chính tương lai của con mình.
Trở lại trường hợp của con tôi thì tôi chỉ khuyên cháu: “Nếu con muốn sau này làm ca sĩ thì con phải cố gắng hát hay hơn nữa”. Biết đâu, năm sau con tôi lại chọn ngành nghề khác. Việc chọn nghề tương lai của con tôi chỉ làm cảm xúc nhất thời và chưa có cơ sở thực tế để thực hiện. Tuy nhiên, khi cháu bắt đầu học cuối cấp 3 thì tôi sẽ phải định hướng ngành nghề cho con, sao cho phù hợp với nguyện vọng, vừa sức và khả thi để con tôi cố gắng học tập, thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng để theo đuổi ngành nghề tương lai của mình.
Thiết nghĩ, phụ huynh không nên quyết định thay con những ngành nghề mà con không thích hoặc quá sức… nếu không, sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các cháu sau này. Và hãy để chính các em được quyền tự quyết, nếu việc tự quyết đó không hợp lý hoặc thiếu thực tế thì lúc này phụ huynh mới can thiệp, phân tích và định hướng cho con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này