Đời sống

Phụ nữ giai đoạn mãn kinh cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?

Phụ nữ tuổi mãn kinh cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để không gây ảnh hưởng về sức khỏe cũng như tâm lý.

4 thói quen giáo dục của bố mẹ khiến trẻ học kém / Mẹo đuổi gián đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả

Giai đoạn mãn kinh

Dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh

Phụ nữ giai đoạn mãn kinh cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng hợp lý. Nguồn ảnh: Internet

Mãn kinh diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua 2 giai đoạn:

Tiền mãn kinh: thường xảy ra ở độ tuổi từ 45-50, có thể kéo dài 2-3 đến 5 năm tùy người, do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ (Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa.

Mãn kinh thật sự: thường ở lứa tuổi từ 50-55, do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.

Mãn kinh sớm: là mãn kinh trước 40 tuổi. Khi đó, người phụ nữ không còn khả năng có thai được nữa, do không còn có nang noãn chín hoặc noãn không thể phóng được (không rụng trứng được). Mãn kinh sớm xảy ra ở những phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, chiếu tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng còn chừa 2 buồng trứng…

Mãn kinh muộn: là mãn kinh sau 55 tuổi

 

Dấu hiệu và triệu chứng của mãn kinh

Mỗi người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau. Ngay cả tuổi bắt đầu mãn kinh cũng thay đổi. Một số người bắt đầu từ 30-40 tuổi, một số khác có thể đến trên 60. Phổ biến nhất là khoảng 50-51 tuổi.

Các triệu chứng cũng rất thay đổi tùy mỗi người. Có thể bạn chỉ có vài triệu chứng nhẹ thoáng qua, hoặc mắc phải hàng loạt biến đổi tâm sinh lý, gồm:

Hành kinh bất thường

Giảm khả năng sinh sản

 

Các biến đổi của âm đạo

Cơn bốc hỏa (Cảm giác nóng bừng mặt)

Rối loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm ban đêm

Thay đổi bề ngoài

Thay đổi tính khí

 

Sau mãn kinh, hàng loạt bệnh lý mạn tính có xu hướng xuất hiện. Bạn cần hiểu rõ những tình trạng bệnh lý sau đây để từng bước ngăn ngừa và kiểm soát chúng: Bệnh tim mạch, loãng xương, tiểu són do stress, tăng cân.

Một số lưu ý về chế độ ăn cho phụ nữ tuổi mãn kinh

Vitamin A: Sự thiếu hụt vitamin A ở phụ nữ mãn kinh sẽ dẫn tới những ảnh hưởng về thị lực, gây ra hiện tượng như đau mắt, mỏi mắt, nhìn mờ... Ngoài ra, một số vi chất của vitamin A như beta carotene rất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch, giúp phòng tránh nguy cơ loãng xương. Đối với phụ nữ trung niên, vitamin A giúp các tế bào trong một loạt cấu trúc mắt luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, nó còn rất quan trọng đối với các tín hiệu thần kinh trong võng mạc.

Vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đao, bí ngô, dưa vàng, rau ngót, rau muống, rau dền, các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ; trong sữa, gan, trứng...

Vitamin nhóm B: Nếu cơ thể thiếu vitamin nhóm B, phụ nữ trung niên thường có cảm giác trì độn, tứ chi rã rời, hay bị viêm lưỡi, tiêu chảy, phù chân, viêm thần kinh, dị ứng thần kinh, mất tự chủ, rơi vào trạng thái hỉ nộ bất thường, dễ bị kích động.

 

Vitamin B và nhóm B rất tốt cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh vì nó có thể giảm được các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn này như lo lắng, trầm cảm, đau bụng, cáu gắt, mệt mỏi... tới 25%. Vitamin B có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt nạc, gan động vật, các loại cá, chuối, cà chua, dưa hấu...

Vitamin C: Khi được bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi đau ốm, làm tỉnh táo hơn... Vitamin C giúp cơ thể người phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh kháng lại bệnh tật, chống lại quá trình lão hóa. Quan trọng nhất, vitamin C giúp cơ thể dễ dàng hấp thu được sắt, ngăn chặn tình trạng thiếu máu, giảm những cơn đau đầu dẫn tới đột quỵ, thường gặp nhiều ở phụ nữ mãn kinh.

Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt và nó cũng có sẵn trong quả kiwi, khoai tây, ớt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh. Có thể bổ sung 1 cốc nước cam ép/ngày.

Vitamin D: Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ cần bổ sung nhiều vitamin D và canxi để tránh bị loãng xương, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, vitamin D còn rất tốt cho da phụ nữ nếu làn da trở nên khô hơn hoặc khi cảm thấy bị mỏi các khớp. Nó còn giúp chị em tránh được tình trạng khô âm đạo và chứng nhiễm trùng đường tiểu, làm tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể.

Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D có trong sữa, cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, các loại quả hạch, hạt và dầu cá... Ngoài ra, có thể hấp thu vitamin D trong tự nhiên bằng cách phơi nắng ít nhất 20 phút/ngày, khoảng 3 lần/tuần.

 

Vitamin E: Vitamin E cũng nổi tiếng trong việc chống lão hóa và làm cơ thể hấp thụ chất béo tốt hơn, giảm các nếp nhăn nói chung. Ngoài ra, vitamin E, làm cho cơ thể ít nhạy cảm với một loại kích thích tố (hormon) được cho là nguồn gốc gây ra các “rắc rối” của hội chứng tiền mãn kinh như rối loạn nội tiết, giảm trị nhớ, chán ăn, giảm ham muốn tình dục...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm