Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng
Chế độ dinh dưỡng cần thiết để hồi phục COVID-19 nhanh hơn / Các sản phẩm bổ sung vitamin có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19?
Một nghiên cứu do Đại học California, Mỹ tiến hành và được đăng tải trên tạp chí Sản phụ khoa cho thấy, các triệu chứng của COVID-19 đối với phụ nữ mang thai có thể kéo dài 2 tháng và thậm chí còn lâu hơn đối với 1/4 số phụ nữ tham gia nghiên cứu. Trong nghiên cứu lớn nhất cho đến nay về COVID-19 ở những phụ nữ mang thai không nhập viện, các nhà nghiên cứu đã phân tích diễn biến và kết quả lâm sàng của 594 phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong khi mang thai.
Kết quả cho thấy, các triệu chứng ban đầu phổ biến nhất đối với phụ nữ mang thai là ho (20%), đau họng (16%), đau nhức cơ thể (12%) và sốt (12%), trong khi mất vị giác hoặc khứu giác là triệu chứng đầu tiên ở 6% phụ nữ mang thai. Các triệu chứng khác bao gồm khó thở, chảy nước mũi, hắt hơi, buồn nôn, tiêu chảy hoặc chóng mặt. Một nửa số người tham gia vẫn còn các triệu chứng sau 3 tuần và 25% có các triệu chứng sau tám tuần. Thời gian trung bình để các triệu chứng biến mất là 37 ngày.
Theo chuyên gia Vanessa L. Jacoby tại Khoa Sản, Phụ khoa và Khoa học Sinh sản tại Đại học California, những người mang thai mắc COVID-19 có thể phải đối mặt với các triệu chứng kéo dài và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tinh thần. Vì thế việc theo dõi diễn biến lâm sàng của virus là rất quan trọng để đánh giá nguy cơ và hướng dẫn điều trị trong thời kỳ mang thai.
Trong khi đó một nghiên cứu công bố trên tạp chí Archives of Pathology & Laboratory Medicine cho thấy, virus có thể tấn công trực tiếp và phá hủy nhau thai, cắt đứt nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển và gây ngạt thở và tử vong.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu từ 12 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đã xem xét mô nhau thai của 64 trường hợp thai chết lưu và 4 trẻ sơ sinh chết ngay sau khi sinh. Tất cả các thai nhi là của những bà mẹ không được tiêm chủng và bị nhiễm COVID-19 trong khi mang thai.
Theo Tiến sĩ David Schwartz, tác giả chính của nghiên cứu, COVID-19 dường như gây ra ba vấn đề trong nhau thai: sự tích tụ của một loại protein có thể gây ra cục máu đông, cái chết của các tế bào trong lớp bảo vệ của nó và viêm. Đây là sự khác biệt so với các bệnh truyền nhiễm khác như zika, rubella hay giang mai khi virus tấn công không phải bào thai, mà là nhau thai.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã đưa ra một số khuyến cáo "khẩn cấp" yêu cầu phụ nữ mang thai, cho con bú và đang cố gắng mang thai nên tiêm vaccine COVID-19. Cũng theo cơ quan này, phụ nữ mang thai mắc COVID-19 có nguy cơ sinh non cao hơn.
Một nghiên cứu riêng biệt được công bố mới đây trên JAMA cho thấy kháng thể tồn tại ở trẻ sơ sinh sau khi mẹ của chúng được tiêm hai liều vaccine COVID-19 trong thai kỳ. Nghiên cứu bao gồm những người được tiêm 2 liều vaccine mRNA hoặc bị nhiễm bệnh khi thai được 20-32 tuần. Chuyên gia Andrea Edlow, tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, cho biết, độ bền của phản ứng kháng thể ở đây cho thấy tiêm chủng không chỉ cung cấp sự bảo vệ lâu dài cho bà mẹ mà còn là kháng thể tồn tại ở phần lớn trẻ sơ sinh ít nhất 6 tháng tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công dụng của muỗi trên trái đất là gì? Hậu quả sẽ ra sao nếu tất cả muỗi đều bị tiêu diệt?
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Dù đắt đến mấy cũng nên mua '6 loại rau' này, dư lượng thuốc trừ sâu về cơ bản gần như bằng 0
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Tử vi tuổi Dậu tháng 11/2024: Thách thức đan xen cơ hội, hãy vững vàng và tích cực