Phụng dưỡng mẹ vợ 10 năm, tháng nào bà cũng có 8 triệu nhưng không bỏ ra đồng nào, hóa ra vì chiếc hộp thiếc cũ dưới gầm giường
Sau 5 năm ly hôn, mẹ chồng cũ tìm đến trách móc và đưa ra đề nghị khiến tôi 'nóng mặt' / Ngắm đường cong 'nóng bỏng tay' của thiên thần nội y Thái Lan
Tôi năm nay 43 tuổi, đã lập gia đình. Nhà vợ tôi có ba anh chị em, vợ tôi là con út trong nhà. Điều kiện gia đình vợ tôi không quá tốt. Bố mẹ vợ tôi đều là nông dân, cả đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời, anh cả vợ cũng làm nông, sau này gia đình bỏ tiền ra đưa đi làm ở công trường, cũng coi như có công việc ổn định, đời sống khá tốt. Anh thứ hai đi làm kinh doanh ở xa nhà, lần nào về quê cũng vàng bạc dát đầy người, cứ như phú ông trong truyện cổ tích ngày xưa vậy. Thế nhưng, cả một gia đình như vậy không có ai chịu giúp đỡ người con út là vợ tôi.
Trình độ học vấn của vợ tôi không cao, học hết cấp 2 là nghỉ ở nhà, lý do thì tôi cũng hiểu, nhà cô ấy không đủ khả năng chi trả học phí, cho dù vợ tôi học rất giỏi, đầu óc nhanh nhạy, nhưng chỉ đành đi làm ở nhà máy dệt bông vải, kiếm tiền đỡ đần gia đình. Lúc chúng tôi quen nhau, vợ tôi sống không được thoải mái lắm, vì lúc đó vợ chồng anh cả sống trong thành phố, anh hai thì đi làm ăn xa, cũng lập gia đình ở đó luôn, trong nhà phải dựa hết vào một mình đôi vai nhỏ bé của vợ tôi.
Sau này chúng tôi lấy nhau, bất kể là về mặt vật chất hay kinh tế đều không có yêu cầu gì quá cao, bởi cả hai gia đình đều bình thường, thế nên chúng tôi cưới nhau khá suôn sẻ. Vợ tôi sinh con xong cũng ở nhà làm nội trợ toàn thời gian, không mấy khi về quê nữa.
Sau khi bố vợ qua đời, vấn đề chăm sóc mẹ vợ trở thành chuyện quan trọng nhất. Sức khỏe mẹ vợ không được tốt, đi đường là chân tay liêu xiêu muốn ngã, cộng thêm tuổi tác cao, nhiều khi nói chuyện hay nghe ngóng cũng gặp khó khăn, chỉ có thể dựa vào con cháu. Anh cả và anh hai lúc đầu bàn nhau bỏ tiền thuê bảo mẫu về chăm, hoặc là đưa mẹ vợ vào viện dưỡng lão, nhưng bà cụ không chịu, chỉ muốn ở nhà cho thoải mái. Nhưng 10 năm trước, mẹ vợ tôi trượt chân ngã, nửa thân dưới đi đứng bất tiện nên không thể sống một mình được. Lúc đó có hai sự lựa chọn, hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là sống cùng con cháu.
Anh cả và anh hai thi nhau kể lể chỗ khó của bản thân, anh cả thì bảo hai vợ chồng bận đi làm không ở nhà mấy, không có thời gian chăm sóc mẹ, rồi lại thêm con cái sắp lập gia đình, phải tích tiền làm đám cưới. Anh hai thì bảo anh ở xa, sức khoẻ mẹ lại không tốt, ngồi máy bay hay đi tàu điện đều sợ mẹ không chịu được. Lúc đó sắc mặt mẹ vợ tôi rất khó coi, bà thấy cả nhà chê bà phiền phức, mãi mới nói một câu: “Hay là đưa mẹ vào viện dưỡng lão vậy”. Nghe vậy, anh hai rối rít bảo chi tiền cho mẹ vào một viện dưỡng lão tốt một chút, có y tá chuyên môn chăm sóc, anh hai kiếm được nhiều nên chi 8 phần, hai phần còn lại vợ tôi và anh cả chia nhau. Anh cả cũng đồng ý luôn, còn bảo mình đi tìm hiểu rồi, viện dưỡng lão xịn thì một tháng khoảng 18 triệu, bảo anh hai trả 8 triệu, anh cả và vợ tôi mỗi người 5 triệu. Nghe chừng đây cũng là một biện pháp không tồi, vợ chồng tôi cũng không thiệt. Không ngờ đúng lúc này vợ tôi đột nhiên nói:
“Thế này đi, mẹ ở với chúng con, con sẽ chăm sóc mẹ, hai anh đưa tiền cho em là được rồi. Đưa cả một đống tiền cho người ngoài làm gì, chẳng thà đưa cho vợ chồng em, em chăm sóc mẹ là được”.
Nghe vợ tôi nói vậy, cả hai anh vợ đều tán thành, cực kì hài lòng. Chỉ có tôi ở cạnh là có nỗi khổ mà không dám nói, vợ tôi thì cứ nháy mắt với tôi, tôi cũng không dám từ chối ngay trước mặt mọi người nữa. Vậy là mẹ vợ dọn đến ở nhà chúng tôi, trên đường đến bà cứ liên tục làu bàu bản thân mình đẻ ra hai thằng vô ơn, nuôi lớn đến chừng ấy rồi mà không có thằng nào chịu chăm mẹ già, nghe thôi cũng đủ hiểu bà cụ đang rất thất vọng và buồn lòng.
Vợ tôi thì cứ như nhặt được món hời lớn, cười hớn hở bảo tôi tính toán số tiền nhận được. Trong mắt vợ tôi, gia cảnh nhà chúng tôi không tốt, cô ấy lại chẳng có công việc gì, chăm con thì tiện chăm luôn cả mẹ, chăm mẹ còn được món tiền lớn như thế thì vui phải biết. Vợ tôi cũng khuyên nhủ nhiều, làm tôi cũng mủi lòng chấp nhận, ai lại làm khó đồng tiền cơ chứ? Thế nhưng sau này lại xảy ra chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng của vợ chồng tôi.
Ảnh minh họa (Nguồn AI) |
Tôi cứ nghĩ nếu theo kế hoạch cả nhà đã bàn trước đó, mỗi tháng đưa cho vợ chồng tôi 13 triệu để lo cho toàn bộ cuộc sống của mẹ vợ, ai ngờ ngay tháng đầu tiên đã xảy ra vấn đề rồi. Lúc đầu hai anh vợ bảo đưa theo mỗi tháng, đầu tháng đưa một lần, đến đầu tháng sau lại đưa tiếp, nhưng cuối cùng lại chỉ đưa có 8 triệu. Hai người bảo mẹ vợ già rồi, không phải tiêu nhiều tiền, chi phí sinh hoạt một tháng cũng đâu đó 3-4 triệu thôi, đưa cho chúng tôi 8 triệu là đủ thừa rồi. Vợ chồng tôi cãi lý với hai người anh, nhưng kết quả thì ai cũng biết, cuối cùng người tổn thương vẫn là mẹ vợ tôi. Đến năm thứ 2 thì chẳng ai đưa tiền nữa. Chúng tôi đành đề nghị đưa mẹ vào viện dưỡng lão để các anh đóng viện phí trong đó. Nghe thế, mẹ vợ khóc lóc một trận, trách mắng chúng tôi không chịu chăm mẹ, lại càng thêm phần thất vọng với hai người con trai. Cuối cùng hết cách, mẹ vợ bắt đầu đòi hai người con trai tiền dưỡng lão, mỗi người một tháng phải đưa 5 triệu, nếu không thì bà sẽ khóc lóc làm loạn không dừng. Hai người anh vợ cũng hết cách, đồng ý đưa tiền, tuy nhiên số tiền đó mỗi tháng sẽ chuyển vào thẻ của mẹ vợ chứ không đưa cho vợ chồng tôi.
Cứ như vậy, mẹ vợ sống với chúng tôi 10 năm ròng, trong thời gian đó cũng có lúc đến ở nhà anh cả nhưng không nhiều. Còn về chuyện tiền nong thì càng ngày càng khiến vợ chồng tôi đau đầu. Theo lý mà nói, mỗi tháng thẻ của mẹ vợ có tiền anh cả và anh hai chuyển vào, hoàn toàn có thể lấy ra chút ít giúp đỡ vợ chồng tôi, cùng nhau chi trả phí sinh hoạt, thế nhưng trước đến nay bà chưa từng lấy ra một đồng nào cho chúng tôi cả, vợ tôi hỏi đến bà cũng nhất quyết không đưa. Nghe có vẻ bất hiếu, nhưng chúng tôi cũng rất áp lực, đồng tiền kiếm không dễ, nhà tôi cũng chẳng dư dả gì. Chẳng còn cách nào, chúng tôi chỉ đành bảo đảm sao cho bà cụ có cơm ăn đúng giờ, mỗi ngày ba bữa. Bà cảm thấy không khoẻ ở đâu, chúng tôi ngay lập tức thuốc thang rồi đưa đi viện khám, mỗi lần chi tiêu gì đều báo cáo lại cho hai người anh vợ, để cho họ chia nhau chi trả.
Đã rất nhiều lần vợ chồng tôi kể cái khó của mình ra với hai người anh vợ, để cho họ thông cảm một chút mà đón mẹ vợ về, thế nhưng lần nào họ cũng đánh trống lảng rồi lần lữa cho qua chuyện. Vợ chồng tôi cũng chỉ đành tiếp tục nhẫn nhịn, ai bảo chúng tôi dễ mềm lòng lại thật thà chứ.
Trong suốt 10 năm, nói mệt thì cũng mệt thật, bởi phải chăm sóc một bà cụ không tiện đi lại nhưng mẹ vợ không làm phiền con cháu nhiều, cứ lầm lũi sống, chỉ trừ khi cần thiết mới nhờ đến chúng tôi. Cũng do hai cụ thân sinh ra tôi không còn, nếu không thì thật sự tôi không đủ sức lực dưỡng lão cho mẹ vợ.
Cuối cùng, do tuổi già sức yếu, mẹ vợ tôi qua đời. Lúc ra đi, bà rất bình yên, không phải chịu nỗi đau đớn gì, ngủ một giấc dậy cảm thấy không khỏe, chúng tôi lập tức đưa mẹ đến bệnh viện, nhưng bà không tỉnh lại nữa. Chúng tôi thông báo cho hai người anh trai để lo liệu hậu sự cho mẹ. Mọi chuyện xong xuôi, hai người bắt đầu quay sang hỏi dò vợ chồng tôi số tài sản mẹ vợ để lại có những gì, đòi phân chia sòng phẳng. Lúc đầu tôi cũng khá hoang mang, bởi lúc trước khi ra đi mẹ vợ không hề nhắc gì với chúng tôi về chuyện đó cả, lúc dọn dẹp đồ đạc cho bà cũng chỉ thấy một sổ tiết kiệm hơn 30 triệu mà thôi. Hai ông anh vợ bắt đầu kêu gào đòi công bằng, kể lể bao năm nay tháng nào cũng đưa cho mẹ 10 triệu để dưỡng già, một mình bà không thể tiêu hết được số tiền đó, chắc chắn chỗ tiền đó bị chúng tôi lấy mất rồi.
Nghe xong, vợ chồng tôi phẫn nộ tột cùng, nói thẳng luôn rằng bao nhiêu năm nay mẹ chưa từng đưa cho chúng tôi một đồng bạc nào, chúng tôi cũng chẳng biết hai anh có chuyển tiền thiếu tháng nào cho bà hay không, càng không biết số tiền đó cất ở đâu. Thế nhưng hai người kia vẫn không tin, nhất quyết cho rằng chúng tôi lén lút nuốt trộm tiền, còn đòi kiện chúng tôi lên tòa. Nhưng không biết là không biết, không cầm một đồng nào là thật, cho dù có tìm rách cả trời thì cũng chẳng tìm được tiền ở chỗ chúng tôi. Thấy chúng tôi làm căng, hai người anh vợ đành ra về, nhưng dọa mấy hôm sau quay lại đòi tiếp. Họ đi xong, cả tôi và vợ đều ngơ ngác, trong lòng dâng lên nỗi tủi thân ngập tràn, cực kì tức giận. Chúng tôi lật tung cả nhà lên cũng chẳng tìm thấy tài sản gì mẹ vợ để lại cả.
Đúng lúc này, con trai tôi lén lại gần thầm thì với tôi một bí mật. Thằng bé nói:
“Bố ơi, bà ngoại để một cái hộp thiếc ở dưới gầm giường con, bà bảo bà mất rồi mới được đưa cho bố mẹ, còn không cho con nói cho bố mẹ biết”.
Nghe vậy, chúng tôi vội vàng lôi hộp thiếc ra, trong hộp có một tấm thẻ ngân hàng. Sau thẻ ghi mật mã, vợ chồng tôi đem đi tra thử thì phát hiện trong thẻ có hơn 1 tỷ. Quay về hỏi con trai xem bà ngoại có dặn dò gì khác không, thằng bé cho chúng tôi nghe một đoạn ghi âm trong điện thoại:
“Sau khi tôi mất, tất cả tiền trong thẻ ngân hàng này để lại cho con gái Nguyễn Thị Thanh và con rể Trần Trung Quân, để dành cho cháu ngoại tôi lấy vợ thì dùng đến. Mẹ cảm ơn hai con bao năm qua dốc lòng chăm sóc mẹ, hai con có hiếu, số tiền này mẹ tích góp suốt nhiều năm qua, hai con giữ thật cẩn thận, đừng đưa cho hai thằng anh kia, hãy để dành cho cháu ngoại của mẹ”.
Thì ra đây là lý do 10 năm chung sống mẹ vợ không chịu đưa tiền cho vợ chồng tôi giữ, bà thay chúng tôi tiết kiệm được một khoản tiền lớn, cả tiền dưỡng già của mình cũng để lại cho chúng tôi hết. Mẹ vợ tôi tuy già yếu bệnh tật, nhưng mắt bà vẫn sáng, bà nhìn ra được ai thật sự đối tốt với mình, để rồi tặng cho chúng tôi một món quà quá bất ngờ. Mong bà ở trên cao phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúng tôi cũng sẽ sống sao cho xứng với tài sản mà bà để lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh