Quả trám là quả gì và có phải 'thuốc thần' chữa ho như lời đồn?
Thú chơi thuỷ tiên tao nhã, giá chỉ 50.000 đồng mà được bao chị em săn đón / 3 cặp con giáp kết đôi với nhau như Thần Tài gặp Quý nhân, giàu có đến già
Quả trám là quả của cây trám, môt giống cây bản địa thân gỗ, mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở vùng miền núi và trung du phía Bắc nước ta. Quả trám có hai loại chính là trám trắng và trám đen. Tùy vào từng loại trám mà có đặc điểm nhận biết khác nhau. Cụ thể:
Trám trắng (Canarium album Raeusch.): Cây to, cao độ 20m, lá kép lông chim, mọc so le, gồm 7 - 11 lá chét, cúng, mặt trên màu xanh đậm, cả hai mặt đều có lông, cuống lá dài, phiến lá hình trứng thuôn, đầu nhọn, mép nguyên. Quả trám trắng khi non và xanh có màu xanh, lúc chín ngả hơi vàng.
Trám đen hay cây bùi (Canarium nigrum Engl.): Cây to, cao độ 16m, cành nằm ngang. Quả trám đen khi non hay chín đều có màu tím than, khi chín bên ngoài quả được bao phủ bởi lớp phấn trắng.
Quả trám trắng và quả trám đen.
Cây trám thường ra hoa sớm vào tầm tháng 5 và mùa quả chín chính vụ từ tháng 10 đến tháng 12. Hoa trám đơn tính, hình cầu màu trắng, mọc từng chùm kép thành chùy dài ở đầu canh hay kẽ lá.
Quả trám hình thoi hai đầu tù. Hạch hình thoi, cứng, 2 đầu nhọn, trong có 3 hoặc 4 ngăn. Quả trám vừa dùng để chế biến món ăn lại vừa là vị thuốc quý vườn nhà.
Những cây trám cổ thụ.
Quả trám mọc trên cây cao, cây trưởng thành có khi cao đến 30m nên việc thu hoạch khá vất vả. Người dân vùng trám có một mẹo thu hoạch là đóng đinh sắt vào thân cây. Cây trám rất kỵ sắt nên sau khi đóng đinh khoảng 1 ngày quả trám sẽ rụng xuống. Khi thu hoạch hết trám, người dân lại nhổ đinh ra.
Ăn trám có tốt không?Quả trám không chỉ có hương vị bùi bùi, béo béo mà còn có nhiều công dụng khác. Cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều có cơ sở để khẳng định ăn trám rất tốt cho sức khỏe.
Trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền, quả trám trắng hoặc quả trám đen đều có tác dụng chữa bệnh. Quả trám có tính bình, vị hơi chua, hơi chát và hơi ngọt, có tác dụng giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi yết hầu. Đông Y còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh bằng quả trám như bài thuốc chữa ho đờm, chữa khàn tiếng, chữa ngộ độc, chữa hóc xương cá, chữa động kinh, chữa đau bụng, chướng bụng,...
Cùi trám sau khi tách hạt dùng để nấu ăn.
Theo khoa học hiện đại, cùi trám - là phần ăn được có chứa các thành phần như tinh bột, chất xơ, chất béo, chất đạm. Cù trám cũng cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin E, vitamin B, vitamin P, canxi, sắt, kẽm, magie, kali,...
Cả Y học cổ truyền và khoa học hiện đại đều không có thông tin về bất cứ loại độc tố nào tồn tại trong quả trám. Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể yên tâm ăn các món ăn chế biến từ quả trám.
Trám kho cá ngon khó cưỡng.
Những bài thuốc dưới đây sử dụng trám đen hoặc trám trắng đều có tác dụng như nhau.
- Ho khản cổ
Thành phần: Quả trám tươi 4 quả, huyền sâm 10g.
Cách dùng: Cho vào nồi đổ ngập nước, nấu uống. Bài thuốc có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt, giải độc, tán thũng.
- Chữa đau họng, nhiều đờm nhớt
Thành phần: Quả trám tươi 500g, đường trắng 100g.
Cách dùng: Đập vỡ quả, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho đường trắng, hòa tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15ml, uống với nước đun sôi để nguội ngoài ra súc miệng nước muối pha loãng ngày nhiều lần.
Quả trám được sử dụng chữa ho khan, ho có đờm…
- Chữa viêm họng mạn tính
Thành phần: Quả trám 6g, trà xanh 6g.
Cách dùng: Sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn nửa, để nguội, sau đó hòa 1 thìa mật ong vào uống từng ngụm sẽ có tác dụng trị viêm họng mạn tính.
- Chữa ho khan do viêm phế quản bằng quả trám
Thành phần: Quả trám 20g, vừng đen 30g, bạch truật 15g, đào nhân 05g.
Cách dùng: Sắc cùng 1 lít nước trong vòng 20 phút, loại bỏ bã, lấy nước uống, mỗi ngày 3 bữa sau bữa ăn có tác dụng điều trị ho khan hiệu quả. Có thể thêm 1-2 thìa cà phê mật ong để dễ uống hơn.
Quả trám đen.
- Chữa ho gà, ho do cảm lạnh bằng quả trám
Thành phần: Quả trám tươi (bỏ hạt) 10g, đường phèn vừa đủ.
Cách dùng: Sắc cùng 1 lít nước, có thể thêm đường phèn, uống khi còn ấm, 2 bữa sáng- tối sau bữa ăn 30 phút có tác dụng chữa ho gà, ho do cảm lạnh. Kiên trì áp dụng trong 7-10 ngày để trị bệnh được triệt để.
- Giải nhiệt, thanh phế, lợi hầu họng bằng quả trám
Thành phần: Quả trám tươi (bỏ hạt) 10g, ngó sen tươi 120g, mã thầy 150g, gừng tươi 6g.
Cách dùng: Cho các thành phàn trên vào máy ép, ép lấy nước, uống đều 2 lần/ngày, sau bữa ăn 30 phút có tác dụng giải nhiệt, thanh phế, lợi cho hầu họng.
Tác dụng khác của quả trám- Giúp bệnh nhân tiểu đường cân bằng đường huyết: Tinh bột trong quả trám là loại tinh bột kháng tannin, có tác dụng kiểm soát quá trình chuyển hóa đường vào máu đồng thời giảm kháng insulin. Nhờ đó, đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường sẽ được kiểm soát tốt.
- Hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư: Trong thành phần của quả trám có chứa các hoạt chất thực vật gồm alkaloid và flavonoid. Những chất chống oxy hóa này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do. Vì thế, nó giúp giảm nguy cơ mắc ung thư ở người thường xuyên ăn trám.
Trám đen vừa dùng làm thực phẩm vừa dùng để chữa bệnh.
- Ăn trám giúp trị đau khớp: Trong quả trám có các vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp, đặc biệt là canxi. Thường xuyên ăn trám sẽ giúp cải thiện một số vấn đề về đau nhức xương khớp hoặc góp phần phòng ngừa loãng xương.
- Giảm ốm nghén ở phụ nữ có thai: Phụ nữ khi mang thai dễ bị ốm nghén với triệu chứng phổ biến nhất là buồn nôn, nôn khan. Muốn giảm triệu chứng này, mẹ bầu dùng 12g trám đen cùng 9g vỏ quýt mang hấp cách thủy. Khi chín, bà bầu có thể dùng cả cái lẫn nước. Các thành phần dinh dưỡng trong quả trám đen cũng rất tốt cho bầu.
- Tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn: Quả trám chứa chất xơ nên khi ăn vào sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần phòng ngừa táo bón. Trong Đông Y, quả trám cũng được biết đến với công dụng trị chứng chướng bụng, khó tiêu. Người bị đau bụng, chướng bụng do cảm nắng, cảm thương hàn ăn trám sẽ đỡ hẳn.
Món ăn hấp dẫn từ thịt ba chỉ cùng quả trám đen.
- Chữa đau nhức răng, sâu răng: Nướng cháy trám đen thành than, tán mịn thành bột, trộn cùng một ít xạ hương. Đắp trực tiếp hỗn hợp bột này lên chỗ đau hoặc sâu răng. Kiên trì áp dụng triệu chứng đau nhức sẽ giảm đáng kể.
- Chữa bệnh kiết lỵ, đi ngoài ra máu: Dùng quả trám tươi sắc lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Để bệnh nhanh khỏi, trong quá trình uống nước thuốc, người bệnh nên kiêng đồ ăn tanh như lòng trắng trứng, hải sản, thủy sản,...
- Chữa chướng bụng, đau bụng do cảm phong hàn: Dùng 60g quả trám tươi đã tách hạt cùng 10g gừng tươi, 10g tô tử, 15g hành tươi mang sắc cùng 1,2 lít nước. Sắc thuốc đến khi nước thuốc cô lại còn nửa lít thì dừng. Cho thêm một chút muối hạt vào, khuấy tan rồi chắt nước thuốc ra uống khi còn ấm.
Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng trám đen chữa bệnh.
- Chữa hóc xương cá: Nhai nát cùi quả trám đen trong miệng và nuốt dần. Các thành phần trong quả trám sẽ làm xương cá mềm ra và dễ dàng đi xuống dạ dày. Cách này hiệu quả khi bị hóc xương nhỏ và xương mềm. Nếu hóc xương lớn và cứng, bạn cần đến cơ sở y tế để gắp.
Cần lưu ý gì khi dùng quả trám?Khi áp dụng các bài thuốc dùng quả trám trị viêm họng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau.
Quả trám tuy không có độc lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng người bệnh cũng không nên quá lạm dụng. Tiêu thụ quá nhiều trám trong một ngày có thể gây buồn nôn, khó tiêu vì trám khá nhiều đạm.
Các bài thuốc dùng trám chữa viêm họng sẽ hiệu quả với người mới chớm viêm, bệnh còn nhẹ. Những người viêm họng do các nguyên nhân nghiêm trọng hoặc viêm họng chỉ là một triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn không nên tự ý áp dụng cách này.
Với những người có bệnh lý nền, người đang dùng thuốc chữa bệnh, nếu muốn chữa viêm họng bằng quả trám nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.
- Video: Làm thế nào để biết bạn đang ăn thừa muối? Nguồn: Báo Phụ nữ.End of content
Không có tin nào tiếp theo