Rau mồng tơi ngon bổ, lành tính nhưng có 4 đại kỵ khi ăn, nhiều người chưa biết
9 loại thực phẩm mà những người ăn thuần chay nên thường xuyên bổ sung trong thực đơn hàng ngày / 7 lợi ích tuyệt vời của quả đào đối với sức khỏe và những điều cần tuyệt đối lưu ý khi ăn
Mồng tơi là loại rau ngọt mát được ưa chuộng vào mùa hè vì chúng có khả năng giải nhiệt tốt. Theo Đông y, rau mồng tơi có vị ngọt, chua, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, hóa tràng, lương huyết, giải độc, có công dụng chữa nhiều bệnh.
Rau mồng tơi còn có tác dụng trị táo bón, làm đẹp da, trị đau nhức xương khớp.
Ảnh minh họa
Để nhận được tác dụng tốt từ loại rau này, bạn cần phải sử dụng nó đúng cách.
Không ăn rau mồng tơi chưa chín kỹ
Lá và thân của rau mồng tơi cứng và nhớt. Do đó, nếu ăn rau mồng tơi chưa chín kỹ, bạn có thể gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu, có hại cho dạ dày.
Nấu chín rau mồng tơi sẽ giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và loại bỏ khả năng nhiễm ký sinh trùng trên rau.
Không ăn canh rau mồng tơi để qua đêm
Rau mồng tơi chứa một lượng nitrat lớn. Vì vậy, khi nấu chín và để qua đêm, rau mồng tơi sẽ bị nhiều vi khuẩn tấn công, nitrat có trong rau sẽ chuyển thành nitrit - một chất có thể gây ngộ độc, không tốt cho sức khỏe.
Không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi
Rau mồng tơi tốt cho sức khỏe, giúp giải nhiệt, nhuận tràng nhưng không phải vì vậy mà ăn rau này càng nhiều càng tốt. Ăn quá nhiều rau mồng tơi cũng khiến cơ thể bị ảnh hưởng không tốt do loại rau này chứa hàm lượng axit oxalic cao. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn rau mồng tơi khoảng 2 lần.
Những người không nên ăn rau mồng tơi
Người đang bị tiêu chảy nên tránh ăn rau mồng tơi do loại rau này có tác dụng nhuận tràng và có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh gút cũng nên hạn chế ăn loại rau này vì nó có thể khiến tình trạng đau nhức khớp trở nên trầm trọng hơn do làm tăng tích tụ axit uric trong cơ thể.
Rau mồng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric, làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Do đó, người bị bệnh thận nên tránh ăn rau mồng tơi.
Khi bị đau dạ dày, bạn cũng nên hạn chế ăn rau mồng tơi vì loại rau này có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, làm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi càng gia tăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Người xưa dặn: Phòng khách có 3 thứ này, gia chủ phất lên giàu sang - con cháu đời đời hưởng phúc
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước