Đời sống

Sai lầm "chết người" khi ăn trứng vịt lộn nhưng nhiều người mắc

Sai lầm "chết người" khi ăn trứng vịt lộn nhưng nhiều người mắc cần bỏ gấp kẻo hối không kịp.

'Thần Tài ban thưởng, 3 con giáp này dễ gặp may mắn đủ đường, giàu hơn 'trúng số Vietlott' trong tháng 7 ‘cô hồn’ / Luộc gà chuyển màu xanh lè, cô gái lên mạng hỏi thì nhận được hơn '1.000 dự đoán'

Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm bổ dưỡng càng ăn sẽ càng có lợi cho sức khỏe, thế nhưng, thực sự thì bất cứ cái gì cũng vậy, nếu lạm dụng nó sẽ gây tác dụng ngược. Với vịt lộn, nó không chỉ là hàm lượng cholesterol cao hay đầy bụng, khó tiêu mà còn là chế độ dinh dưỡng bị mất cân bằng. Do đó, đừng để ngon miệng mà hại thân nhé!

sai-lam-khi-an-trung-vit
Ảnh minh họa.

Dinh dưỡng từ trứng vịt lộn

Bên cạnh các dưỡng chất như: 13,6 gam protein; 12,4 gam lipid; 82mg canxi; 212 gam photpho, một quả trứng vịt lộn còn chứa tới 600mg cholesterol - cao gần gấp 3 lần 1 quả trứng gà. Điều đó có nghĩa là nếu ăn hàng ngày, nó sẽ dễ gây ra các bệnh như: huyết áp cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ... do dư thừa lượng cholesterol. Đặc biệt, người đang mắc các bệnh này dễ bị nặng hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.

Riêng với trẻ em, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong trứng dễ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Trẻ dưới 5 tuổi càng khó tiêu hơn nữa. Việc này dẫn đến trẻ biếng ăn, do lúc nào bụng cũng ở trong trạng thái lưng lửng.

Cũng vì những lý do trên, Tiến sĩ Mai khuyên rằng, với người trưởng thành, một tuần cũng chỉ nên ăn 2 quả. Còn với trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.

Dễ thừa vitamin A

 

Việc hạn chế ăn trứng vịt lộn không chỉ bởi nó có hàm lượng cholesterol cao mà còn vì chế độ dinh dưỡng của chúng ta cần phải phong phú các loại thực phẩm, nếu không dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, Tiến sĩ Mai cũng cho rằng: trong trứng vịt lộn có khá nhiều vitamin A, nên nếu ăn thường xuyên dễ dẫn đến thừa loại vitamin này với các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, khô da...

Bên cạnh lưu ý trên, theo Tiến sĩ Mai, chúng ta cũng không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì nó dễ gây cảm giác ấm ách, khó ngủ. Do đó, loại trứng này chỉ thích hợp ăn vào buổi sáng. Khi ăn, bạn nhớ ăn kèm thêm rau răm với gừng. Gừng sẽ giúp kích thích tiêu hóa, còn rau răm thì làm ấm bụng. Tuy nhiên, nếu đang mang thai ở 3 tháng đầu thì bạn nên hạn chế ăn rau răm vì nó có thể gây ra hiện tượng bong, sảy thai.

sai-lam-khi-an-trung
Ảnh minh họa.

Ăn như thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì hàm lượng dinh dưỡng trong đó cao, do vậy, là món ăn khó tiêu. Nếu bạn ăn trứng vào buổi tối, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Vì là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

 

Những người bị tăng huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút... nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn, tránh tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Phụ nữ có thai ăn trứng vịt lộn không nên dùng với rau răm vì dễ gây chảy máu, sảy thai.

Khi ăn trứng vịt lộn thường kèm với rau răm và gừng. Bởi theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, tránh lạnh bụng, say nắng… Do vậy, điều mà ai cũng thấy đó chính là rau răm sẽ giúp cho người ăn trứng vịt/cút lộn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, ăn kèm rau răm với trứng vịt/cút lộn có khả năng giảm bớt ham muốn tình dục, đem tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể.

Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hoá, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục… dùng ăn để kích thích tiêu hoá, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi đau bụng, kém ăn, co gân (chuột rút), tiêu chảy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm