Đời sống

Sai lầm khi dùng máy rửa bát có thể khiến cả gia đình bạn đối diện với nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ngoài việc khiến đồ nhựa bị biến dạng, nhựa nóng chảy còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Những sai lầm trong phong thủy có thể khiến gia đình gặp họa, hãy sửa ngay kẻo hối không kịp / 7 sai lầm phổ biến nhiều gia đình mắc phải khi dùng điều hòa

Nhiều người cho rằng rửa bát là một công việc dễ dàng, không mất nhiều công sức để hoàn thành nó. Xong thực tế rửa bát là việc làm chúng ta nên chú ý bậc nhất bởi lúc này các dụng cụ ăn uống sẽ tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa. Nếu rửa không sạch thì xà phòng rửa bát vẫn có thể bám chặt vào đó, vi khuẩn vẫn xuất hiện nhiều, vô tình gây hại cho dạ dày, thậm chí là ngộ độc...

Đó là lý do vì sao máy rửa bát ra đời. Chúng được đánh giá là: Tiện lợi hơn, sạch sẽ hơn và an toàn hơn do máy thường sử dụng nước nóng lên đến 70 độ C. Tuy nhiên nhiệt độ nước nóng này không phù hợp với những món đồ bằng nhựa.

Để đồ nhựa vào máy rửa bát - sai lầm không ít gia đình mắc phải

Để tìm hiểu vì sao không nên cho đồ nhựa vào máy rửa bát, trước tiên bạn cần tìm hiểu về cách thức hoạt động của chúng.

Khi bạn đã xếp xong bát của mình vào máy và đóng cửa lại. Nó sẽ bắt đầu chu trình bằng cách đổ đầy nước vào chậu.Bộ phận làm nóng ở dưới cùng của máy sau đó làm nóng nước.Sau khi xà phòng được thêm vào, một máy bơm sẽ đẩy nước xà phòng nóng qua các cánh tay phun để quay xung quanh trong khoảng 30 phút.Sau khi bát đĩa được rửa sạch, bộ phận làm nóng tương tự sẽ bật lại để làm khô bát đĩa.

cach-xep-bat-dua-vao-may-rua-bat-canzy-4.jpeg

Ảnh minh họa.

Bộ phận làm nóng nói trên đạt đến nhiệt độ từ 105°F đến 155°F (khoảng 40-70 độ C), đủ nóng để làm tan chảy một số loại nhựa, thường là polypropylene.

Nếu bạn xếp các hộp đựng thức ăn bằng nhựa có thể tái sử dụng ở giá dưới cùng, thì chúng sẽ ở gần bộ phận làm nóng hơn và có nguy cơ bị nóng chảy cao hơn.

Ngoài việc khiến đồ nhựa bị biến dạng, nhựa nóng chảy còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn.Nhiệt độ nước cao có thể khiến các hóa chất độc hại rò rỉ ra khỏi hộp nhựa.Đáng chú ý nhất trong số này là Bisphenol A, hay BPA, có liên quan đến các vấn đề sức khỏe bao gồmbệnh tim mạch và tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Các loại nhựa hiện nay tuy không còn được làm bằng BPA vì đã bị FDA cấm chính thức sử dụng trong sản xuất bình sữa, bao bì công thức cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên chúng vẫn có thể xuất hiện ở các sản phẩm bình sữa đã cũ và hộp đựng cơm mang đi. Bất cứ thứ gì có mã nhựa ghi số 7 đều có thể chứa BPA, không nên cho vào máy rửa bát.

 

maxresdefault.jpeg

Ngay cả trên các hộp đựng được đánh dấu không chứa BPA và phthalates, bạn vẫn nên cảnh giác về khả năng rò rỉ hóa chất.Các chất thay thế BPA vẫn gây lo ngại về việc lọc hóa chất, vớimột số nghiên cứu cho thấy bằng chứng rằng chúng vẫn lọc ra các hóa chất giống như estrogen.

Để chống lại sự rò rỉ hóa chất tiềm ẩn này, chuyên gia khuyên:

- Hãy tránh để các hộp nhựa vào máy rửa bát.

- Nếu muốn thì hãy xếp chúng ở vị trí cao nhất của máy, không nên để dưới cùng.

 

- Tránh chọn các chu trình máy rửa chén như "khử trùng" sử dụng nhiệt độ cao hơn nếu bạn đang rửa nhiều hộp nhựa có thể tái sử dụng trong máy.

3 sai lầm khi rửa bát bằng tay cũng nguy hiểm không kém

1. Lạm dụng chất tẩy rửa

Theo các nhà khoa học trên tờ The Health, các loại nước tẩy rửa đều có cơ chế chung là dùng hóa chất để tách cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, nhờ vậy có thể làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn bám trên bát đĩa, quần áo. Với nước rửa bát có thể gây độc hại cho người nếu sử dụng quá nhiều, thậm chí là có thểgây ung thưdo có chứa nhiều hóa chất.

Lạm dụng nước rửa bát rất nguy hiểm vì chúng rất khó để làm sạch hết hóa chất, những loại chất độc này sẽ còn sót lại và thôi nhiễm với đồ ăn sau khi được tái sử dụng, chúng sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.

2. Ngâm bát đũa quá lâu trong bồn rửa

 

Sau mỗi bữa ăn, nhiều người vì lười nên không muốn rửa bát ngay mà ngâm tất cả chúng vào trong bồn rửa. Nhưng đây là một thói quen sai lầm bởi nó lại là hình thức nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập vào bát đũa khoảng từ 1 - 4 tiếng sau khi ăn xong. Trong vòng 8 – 18 tiếng thì vi khuẩn sẽ nhân lên vô cùng chóng mặt.

Hanh-dong-nay-khi-rua-bat-chang-khac-nao-nuoi-vi-khuan-nhieu-gia-dinh-vo-tu-lam-moi-ngay-15-1618300661-290-width700height465.jpeg

3. Không lau khô bát đĩa trước khi cất vào tủ, xếp bát chồng lên nhau sau khi rửa

Hầu hết mọi người đều không chú ý đến việc lau khô bát, đũa trước khi cất vào tủ, hơn nữa còn thường xuyên xếp chồng bát lên nhau. Thực tế, các thí nghiệm nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy rằng, vi khuẩn sinh ra khi xếp chồng bát ăn, đũa lên nhau sẽ nhiều gấp 70 lần so với những cái bát, đũa không bị xếp. Do môi trường tủ đóng kín, nếu không để khô trước khi cất sẽ dễ tạo nên nấm mốc, vi khuẩn.

Rửa bát như thế nào là an toàn?

- Cho một ít nước rửa chén vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa như bình thường. Sau khi rửa sạch nên dùng khăn sạch lau qua, để nơi thoáng mát. Hoặc bạn có thể rửa bằng nước ấm hoặc nước vo gạo để tẩy sạch dầu mỡ, vừa hiệu quả lại còn an toàn.

 

- Nếu có dư lại dầu mỡ hay nước thừa ở nồi hay chén bát, tốt nhất hãy đổ trực tiếp vào thùng rác hoặc thấm sạch chúng bằng giấy ăn và giấy thấm. Nếu có thời gian hãy vệ sinh ống thoát thường xuyên để tránh tắc cống.

Meo-rua-chen-bat-sach-se-va-nhe-nhang.jpeg

- Hãy hạn chế tuyệt đối việc ngâm chén bát trong bồn, tốt nhất hãy rửa trong vòng 4 tiếng sau khi ăn.

- Cần lau khô bát đũa sau khi rửa bằng khăn sạch. Không dùng khăn cũ, mốc, ẩm… và nên mua các loại khăn mềm lẫn thấm nước tốt. Sau khi dùng xong hãy giặt sạch và phơi khô cho lần tiếp theo. Nếu bạn lười lau thì có thể đem chén bát vừa rửa để ở ngoài hoặc dưới ánh nắng cho khô tự nhiên, sau đó hãy xếp vào tủ sau cũng được.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm