Đời sống

Sai lầm khi dùng và lựa chọn mũ bảo hiểm xe đạp gây nguy hiểm tính mạng

Mũ bảo hiểm xe đạp ngày càng trở nên thông dụng hơn với tất cả mọi người tuy nhiên khá nhiều người mắc sai lầm khi lựa chọn và sử dụng khiến tính mạng gặp nguy hiểm.

Top 10 thực phẩm giúp tiêu mỡ, giải độc tốt cho sức khỏe / 7 thực phẩm nhiều vitamin C hơn chanh cam gấp 5 lần, tốt cho sức khỏe của bé,nhưng ít ai biết tới

Những quan niệm như mũ bảo hiểm chỉ dành cho xe máy hay các loại xe phân khối lớn đang dần thay đổi khi thực trạng nước ta hiện nay, số lượng các vụ tai nạn đang tăng lên không ít. Vì thế, không chỉ khi di chuyển trên phương tiện xe gắn máy mà đối với xe đạp, nhất là xe đạp địa hình khi đi trên những cung đường xa, dốc thì sử dụng mũ bảo hiểm đang là lựa chọn thông minh của rất nhiều người để góp phần bảo vệ sự an toàn cho bản thân.

Từ sự cần thiết trên, nhu cầu được bảo vệ bản thân trước những vấn đề đó, nón bảo hiểm xe đạp ra đời với những tính năng ưu việt, cùng mọi người đồng hành trên khắp các cung đường trong tâm thế an toàn, thoải mái. Tuy nhiên, theo tư vấn của Công ty TNHH Nghĩa Hải - Đống Đa - Hà Nội, hiện vẫn còn khá nhiều người mắc sai lầm khi mua và sử dụng mũ bảo hiểm xe đạp, nhất là xe đạp địa hình gây nguy hiểm tính mạng cho bản thân và người tham gia giao thông.

Khá nhiều người thường mắc sai lầm khi sử dụng và lựa chọn mũ bảo hiểm xe đạp gây nguy hiểm tính mạng
Khá nhiều người thường mắc sai lầm khi sử dụng và lựa chọn mũ bảo hiểm xe đạp gây nguy hiểm tính mạng.

Càng nhiều lỗ thông khí trên mũ bảo hiểm thì càng tốt

Nhiều người nghĩ rằng, lỗ thông gió trên mũ bảo hiểm càng nhiều hoặc càng to, lượng khí xung quanh đầu người sử dụng càng lớn, càng cảm thấy mát mẻ. Tuy nhiên, hãy lưu ý, lỗ thông gió trên mũ bảo hiểm càng nhiều hoặc càng to, phần đầu lộ ra ngoài càng nhiều, vì vậy mức độ bảo vệ tương ứng càng nhỏ.

Nút cài và dây quai không cần kiểm tra va đập

Nhiều người chỉ biết rằng, mũ bảo hiểm đạp xe đạp địa hình nhập khẩu phải làm một số kiểm tra va đập, tuy nhiên, khóa cài và quai đeo cũng phải làm các kiểm tra lực kéo tương ứng, nếu không được thông qua kiểm tra lực kéo thì không thể được sử dụng trên đầu; có thể được coi là chiếc mũ bảo hiểm phù hợp với kiểm tra chứng nhận an toàn quốc gia một cách đúng nghĩa.

Mũ bảo hiểm rơi nứt hoặc quá hạn sử dụng vẫn dùng

 

Khi mũ bảo hiểm bị nứt khá nhiều người vẫn xem nhẹ vết nứt và tiếp tục dùng nhưng khi mũ bảo hiểm đã bị nứt nó sẽ đã làm thay đổi khả năng chịu lực và hiệu quả phân phối lực trong kết cấu vật lý của mũ gây nguy hiểm cho người dùng nếu chỉ va chạm nhẹ.

Không cần cài khóa khi đeo mũ bảo hiểm

Cởi dây quai của mũ bảo hiểm có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn, nhưng nếu phần đầu bị va chạm, nó sẽ nhẹ nhàng mà bay mất ra khỏi đầu, đương nhiên không hề có tác dụng bảo vệ. Vì vậy để phát huy tác dụng bảo vệ của mũ bảo hiểm, hãy cài dây quai mũ mọi lúc mọi nơi.

Đội mũ bảo hiểm không phù hợp kích thước

Nếu mũ bảo hiểm to nhỏ không phù hợp, nó không thể bảo vệ bạn khỏi va chạm ở đầu, đừng phạm sai lầm khi mua một chiếc mũ to nhỏ không phù hợp. Phải xác định kích thước đúng của mũ, xác định vị trí có bán kính bao quanh đầu lớn nhất (thường ở vị trí trên lông mày 1 cm) ,sau đó dựa vào ước lượng để mua mũ bảo hiểm chứ không nên tùy tiện mua bừa.

 

Sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng

Chế tạo mũ bảo hiểm có tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt, mũ bảo hiểm kém chất lượng không đạt được tiêu chuẩn chống va chạm, sẽ tạo ra nguy hiểm cho người dùng.

Đội mũ bảo hiểm sai vị trí

Vị trí đội mũ bảo hiểm có hiệu quả nhất đó là giữ mũ bảo hiểm và đầu cân bằng, vành mũ bảo hiểm nên cách lông mày khoảng 1cm. Nếu không ở vị trí này, phải kiểm tra kích thước mũ bảo hiểm đã phù hợp chưa, sau đó điều chỉnh nút điều chỉnh độ dài quai đeo, đảm bảo đội mũ bảo hiểm đúng vị trí. Nếu bị sai lệch sẽ dễ rơi và vỡ, thậm chí không may có sự va chạm sẽ không đảm bảo an toàn.

Quai đeo mũ bảo hiểm lỏng cho thoải mái

Khi đội mũ bảo hiểm nhiều người thường nới lỏng quai ra cho thoải mái tuy nhiên một khi quai đeo lỏng khiến mũ bảo hiểm có thể lệch vị trí rơi ra ngoài, khi đầu bị va chạm mức độ bảo vệ sẽ giảm nhiều.

 

Sau khi sử dụng xong mũ bảo hiểm vứt lung tung

Lỗi này có lẽ đa phần người sử dụng mắc cần phải dừng ngay. Nếu thường xuyên vứt lung tung mũ bảo hiểm sẽ nhanh cũ, vi khuẩn dễ xâm nhập gây nấm mốc da đầu. Do đó, hãy đặt nó ở nơi mát mẻ và thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, hoặc tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời.

Không thay mũ bảo hiểm vì chưa hỏng

Cho dù có ngã hay va chạm hay không, người đạp xe nên cách 3 năm thay mũ bảo hiểm đạp xe một lần. Bởi vì, dù cố gắng tránh va chạm cho mũ bảo hiểm nhưng phơi nắng và mồ hôi ăn mòn làm mũ và các phụ kiện hỏng, từ đó giảm tỉ lệ an toàn, hỏng tính năng bảo vệ của mũ bảo hiểm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm