Sai lầm khi sử dụng bếp từ có thể khiến cả nhà "gặp họa" - bỏ ngay kẻo hối không kịp
5 sai lầm mẹ dễ mắc khi nấu ăn có thể khiến cả nhà bị ung thư, đến lúc biết thì e đã muộn / Những sai lầm khi chăm sóc da mà chắc chắn bạn đã từng mắc phải ít nhất 1 điều
Không thể phủ nhận rằng, bếp điện từ (hay bếp từ) đang dần chinh phục thị hiếu của nhiều gia đình bởi công dụng tuyệt vời của nó. Không chỉ đảm bảo hiệu suất mà bếp từ còn an toàn với người sử dụng nữa, đặc biệt là nhà có em nhỏ khi chúng có khả năng nguội nhanh và khóa an toàn.
Tuy nhiên, dù nhiều ưu điểm đến mấy mà bạn lại sử dụng sai cách thì cũng có thể biến chiếc bếp từ thành "quả bom" cho cả gia đình đấy.
Dưới đây là những sai lầm mà nhiều bà nội trợ thường mắc khiến bếp từ trở thành mối nguy hại cho cả gia đình.
1. Sử dụng bếp từ thất thường, bữa có bữa không

Sai lầm khi sử dụng bếp từ
Việc không sử dụng bếp từ thường xuyên, nhất là trong điều kiện thời tiết nồm ẩm như ở miền Bắc nước ta thì bếp từ rất dễ bị hơi ẩm xâm nhập, gây chập các bảng mạch của thiết bị. Do đó, nên sử dụng bếp từ đều đặn để tuổi thọ của bếp được bền lâu.
2. Sử dụng công suất cao liên tục

Dù là vật dụng gì khi sử dụng quá tải đều có thể gây tác hại khôn lường. Bếp từ cũng không ngoại lệ. Việc sử dụng bếp liên tục ở công suất cao khiến bếp bị quá tải, nứt vỡ bếp, phát nổ.
3. Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong

Một sai lầm nữa khi sử dụng bếp từ chính là rút nguồn điện ngay sau khi dùng. Điều này sẽ làm quạt tản nhiệt không hoạt động nữa, làm chậm quá trình làm mát của bếp.
Tốt nhất bạn nên ấn nút OFF (Tắt) để tắt bếp và đợi khoảng 10 -15 phút rồi mới rút nguồn điện ra.
4. Không vệ sinh bếp thường xuyên

Bếp từ không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng và làm giảm tuổi thọ của bếp.
Cần nhớ là bề mặt bếp từ rất dễ bị rạn nứt ở nhiệt độ cao nếu không sạch dầu mỡ và ẩm ướt. Bởi vậy mà khi nấu ăn, bạn tránh để thức ăn trào ra bếp. Đồng thời vệ sinh bếp thường xuyên để duy trì độ sáng bóng của bề mặt.
5. Điều chỉnh nhiệt độ rồi mới đặt nồi lên

Không ít người có thói quen điều chỉnh nhiệt độ rồi mới đặt nồi lên, như vậy sẽ làm hao phí điện năng.
Thay vì thế, kiểm tra nồi đã đặt đúng vị trí hay chưa rồi chỉnh nhiệt độ sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu sẽ giúp bạn một phần nào tiết kiệm năng lượng và thời gian nấu.
6. Đặt vật dụng không cần thiết lên bếp khi nấu

Khi hoạt động bề mặt bếp từ không sinh nhiệt nhưng đáy nồi lại có nhiệt độ khá cao, nhanh chóng truyền sang cho bề mặt bếp và các vật khác có trên bề mặt bếp, có thể gây bỏng.
Ngoài ra, bạn không nên di chuyển bếp khi đang sử dụng để tránh vô tình chạm phải nồi đang nóng, gây nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Chơi thân vì quá giống nhau, xét nghiệm ADN mới biết là… chị em ruột
Keo 502 dính vào ngón tay khó gỡ, dạy bạn mẹo đơn giản khiến lớp keo cứng đầu bong ngay
Đắp khăn lên quạt điện và những mẹo làm mát cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong ngày hè nóng bức
Bí quyết sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện trong mùa hè oi bức
Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Từ món ăn cho lợn đến đặc sản cao cấp: Cá tép dầu - "vàng mười" của lòng hồ Sơn La