Sai lầm khi trị táo bón cho trẻ
Chu cấp nuôi con 15 triệu/tháng trong suốt 3 năm trời, tình cờ một lần gặp vợ cũ trong quán cafe, tôi căm hận phát hiện bí mật tày đình cô ấy che giấu bấy lâu / Mẹ chồng đay nghiến con dâu có tướng sát phu, nuôi con vụng về, chị vợ "tức nước vỡ bờ" khiến bà câm nín
Vì sao trẻ dễ bị táo bón?
Ảnh minh họa. |
Trẻ bị táo bón một phần là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện, loạn khuẩn, đồng thời là do chế độ ăn uống thiếu nước, ít chất xơ. Bên cạnh đó, cũng có thể do một số thành phần có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức bé không tiêu hóa được, gây nên táo bón. Trẻ bú sữa ngoài có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Khi bị táo bón phải ăn nhiều chất xơ
Hầu hết cha mẹ nghĩ rằng con táo bón là do không chịu ăn rau, vậy là khi con bị táo thì tích cực cho con ăn rau nhiều hơn bình thường. Việc ăn nhiều rau trái một cách đột ngột thậm chí khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Trong khi đó, họ đã quên rằng nước cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị táo bón.
Do đó, khi trẻ bị táo bón, tốt nhất hãy bổ sung thêm cả rau xanh và nước cho con, cho bé uống thêm nhiều nước lọc, nước canh rau.
Táo bón là bệnh thường gặp ở trẻ, nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ nặng hơn, lâu dài sẽ dẫn tới bị trĩ, nặng là ung thư trực tràng.
Cứ táo bón là dùng men tiêu hóa, men vi sinh
Men tiêu hóa hiểu đơn giản là tập hợp các enzyme giúp phân giải thức ăn nhanh hơn. Men tiêu hóa chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vài ngày nếu trẻ bị đầy chướng bụng, không tiêu thức ăn do nguyên nhân từ dạ dày, ruột non. Ngược lại, táo bón lại là chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra ở đại tràng. Nên men tiêu hóa ít có tác dụng thực sự đối với trẻ bị táo bón.
Trong khi đó, men vi sinh dường như là sản phẩm hỗ trợ đầu tiên mà mẹ nghĩ đến khi con bị táo bón. Theo các bác sĩ bệnh viên nhi Trung ương, loạn khuẩn đường ruột có liên quan nhiều đến chứng tiêu chảy hơn là táo bón. Trên thực tế, men vi sinh chỉ có tác dụng đối với trường hợp táo bón chức năng ở trẻ nhỏ xuất phát từ nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột (chỉ 20% trẻ bị táo bón là bởi nguyên nhân này).
Như vậy bổ sung men vi sinh cho trẻ bị táo bón có thể là đúng nhưng chưa đủ, khó mà giải quyết được triệt để chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, việc lạm dụng men vi sinh trong một thời gian dài có thể gây hại đến khả năng tự điều chỉnh cân bằng đường ruột ở trẻ nhỏ.
Lạm dụng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón
Thấy con 4 – 5 ngày không đi ngoài được, cha mẹ cuống lên, muốn tìm biện pháp giúp con đại tiện được ngay. Đây là lý do chính mà các loại thuốc thụt xổ được ông bố bà mẹ dùng rất thường xuyên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, loại thuốc này nên được dùng thận trọng hơn. Thuốc tẩy xổ không nên dùng đợt dài quá 10 ngày. Thuốc thụt kích thích phản xạ tống đẩy ở hậu môn nhanh. Nhưng nếu trẻ có phân rắn khô, khuôn phân to thì nó lại là nguyên nhân gây rách miệng hậu môn, chảy máu. Sự đau đớn thường khiến trẻ bị ám ảnh, lo sợ mỗi lần phải đại tiện và cố nín nhịn, càng tạo một vòng luẩn quẩn khó chữa. Hơn nữa, lạm dụng thuốc thụt hậu môn có thể khiến trẻ mất dần khả năng tự đại tiện, gây phụ thuộc vào thuốc, kéo theo khó khăn khi đại tiện ở giai đoạn phát triển sau này của con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo