Đời sống

Sai lầm nghiêm trọng khi lạm dụng sữa đặc có đường cho trẻ nhỏ

Nhiều người nghĩ rằng có thể dùng sữa đặc có đường để nuôi con nhưng điều đó hoàn toàn không đúng bởi sữa đặc chứa rất nhiều đường nhưng lại nghèo dinh dưỡng.

Làm cửa vào nhà cần tránh tuyệt đối 6 điều này để vượng khí / Những sai lầm phong thuỷ cầu thang dễ gây tổn hại cho gia chủ

Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho bé trai 6 tháng tuổi, nặng đến 9kg nhưng thiếu sắt, thiếu máu mức độ nặng.

Trước đó, bé đến bệnh viện trong thân hình bụ bẫm, trắng trẻo. Tưởng bé khỏe mạnh nhưng qua thăm khám ban đầu bác sĩ nhận thấy da bé tái nhợt.

Khai thác bệnh sử được biết bé bị ba mẹ bỏ rơi, sống với bà nội. Điều kiện kinh tế còn khó khăn, người bà chỉ đủ điều kiện nuôi bé bằng sữa đặc có đường. Bé lớn dần với một cơ thể to béo nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng và vi chất.

Tránh lạm dụng sữa đặc có đường cho trẻ nhỏ vì dễ gây tác hại.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bé thiếu máu, thiếu sắt mức độ nặng, thể tích khối hồng cầu trong máu chỉ còn 16% (bình thường theo độ tuổi này phải đạt trên 30%).Lập tức bé được truyền máu trong khi người bà vẫn chưa hiểu rõ tình trạng này là nghiêm trọng.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh dành nhiều thời gian hướng dẫn người bà tận tình về cách cho trẻ uống sữa cùng chế độ ăn giặm cân đối để bù vi chất và sắt cho bé trong thời gian tới. Bé được xuất viện vài ngày sau đó. Ngày tái khám, bé vẫn mũm mĩm nhưng da hồng hào, tươi tắn hơn.

Một trường hợp tương tự xảy ra trước đó, một bà mẹ 20 tuổi nuôi con một mình ở huyện Si Sakhon tỉnh Narathiwat, phía Nam Thái Lan. Bà mẹ này cho con nhập viện trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng, dẫn đến biến chứng đứa bé bị nhiễm trùng và cơ thể bị phù nề, da bị thay đổi màu và bong tróc. Khi được các bác sĩ hỏi thì bà mẹ cho biết, do không có sữa mẹ, gia đình lại nghèo không có tiền mua sữa bột nên nên hằng ngày cho con uống sữa đặc có đường.

Bình thường sức đề kháng của đứa bé tốt thì không sao, khi con bị sốt cao, bệnh nặng thì người mẹ này cứ nghĩ là con bệnh như vậy càng phải cho uống nhiều sữa mới mau khỏi bệnh. Nên khi con bị bệnh bà mẹ này vẫn cho uống sữa đặc có đường mỗi ngày và liên tục. Sau đó, con không những không đỡ bệnh mà ngày một nặng hơn. Đỉnh điểm khi thấy con bị phù nề, da bong tróc người mẹ này mới mang con đến bệnh viện khám.

Theo một số nhãn hiệu sữa đặc có đường đang có mặt tại Việt Nam, thành phần nguyên liệu của sữa đặc có đường bao gồm sữa bò cao cấp, bột sữa, chất béo, đường kính, vitamin A, D, B1... theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp để phòng chống suy dinh dưỡng, giải độc, tăng tuổi thọ, phát triển chiều cao, tăng cường sức đề kháng...

Thực ra, sữa đặc có đường được sản xuất nhằm mục đích khác với hỗ trợ dinh dưỡng vì bản thân có thành phần không giàu dinh dưỡng cũng như không cân đối (So với sữa bột hoặc sữa tươi). Chúng chỉ là thành phần “gia vị” không thể thiếu trong nhiều loại bánh, kẹo và đặc biệt trong các loại thức uống của người lớn như cà phê, trà... hoặc có thể phối hợp với các loại thực phẩm giàu dưỡng chất khác.

 

Tuy nhiên, trong sữa đặc có đường chứa hàm lượng đường rất cao rất nguy hiểm với trẻ nhỏ gây nên một số bệnh ở trẻ như mỡ bụng, béo phì hay khi lớn lên sẽ gây bệnh tiểu đường và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra nếu bé thường xuyên uống sữa đặc còn gây sâu răng và khiến bé chán bú sữa mẹ vì sữa mẹ nhạt hơn rất nhiều.

Đặc biệt, dù sữa đặc có đường với lượng đường rất cao nhưng lại không có nhiều vitamin và khoáng chất nên không được khuyến khích cho trẻ sử dụng. Do lượng đường cao nên khi dùng sữa đặc thì phải hòa thêm nước sôi gấp 5-8 lần để bớt ngọt, bớt cảm giác khé cổ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm