Đời sống

Sai lầm tránh mắc phải khi chế biến và bảo quản thức ăn mùa nóng

Những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ cao, thực phẩm rất dễ bị ôi thiu. Để đảm bảo được lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm, bạn cần biết một số cách bảo quản thực phẩm an toàn dưới đây.

Gặp mẹ người yêu trong hoàn cảnh oái oăm, em đã mắc một sai lầm tai hại đến nỗi bị bác cạch mặt / 4 loại cá rẻ tiền mệnh danh là “sâm nước” được các chuyên gia Đông y khuyên dùng

Nhiệt độ từ 37 độ C đến 40 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh với cấp số nhân, gấp 3 lần so với thời tiết bình thường.

Theo số liệu thống kê, nguyên nhân gây ra hầy hết các vụ ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, Campylobacter, E.coli...

Khi ăn uống trong mùa nắng nóng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

- Chế biến vừa đủ và ăn ngay sau khi chế biến. Nếu chưa sử dụng cần che đậy bảo quản cẩn thận.

d20a1abffffe16a04fef
Ảnh minh họa.

- Ăn chín uống sôi. Hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng.

- Thời tiết nắng nóng thường sử dụng đá để làm mát đồ uống, cho nên cần lưu ý sử dụng nguồn nước sạch và đun sôi nước trước khi làm đá. Không nên uống nước lã. Không uống nước đun sôi để quá lâu.

- Không để thức ăn ở ngoài quá lâu rồi mới cho vào tủ lạnh. Luôn hâm nóng thức ăn để chúng không hỏng, sinh mốc quá nhanh. Sau đó, cũng có thể chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ để chúng mau nguội nhanh hơn khi được đặt trong tủ lạnh. Nếu không để thực phẩm vào tủ lạnh ngay sau đó, hãy hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 60 độ C hoặc hơn với món có thể làm nóng.

Nguy cơ hệ luỵ nếu không xử lý ngộ độc kịp thời

- Rối loạn thần kinh: Người bệnh có hiện tượng đau đầu, chóng mặt, co giật, nhìn mờ, nhìn đôi, khó nói hoặc nói ngọng, tê liệt cơ thể.

 

yaz_aylarinda_gida_tuketirken_nelere_dikkat_etmeliyiz_h12688_37a6a

- Rối loạn tim mạch: Ngộ độc thực phẩm nặng gây loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, đau ngực.

- Đường tiêu hóa bị ảnh hưởng nặng nề: Tiêu chảy có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, đau bụng dữ dội, cơn đau xuất hiện ở các vị trí khác ngoài bụng như ở ngực, họng, hàm, cổ.Suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, những người đang dùng thuốc gây ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh (thường là bệnh dị ứng, bệnh khớp hoặc ung thư), người mắc các bệnh lý dạ dày, gan.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm