Sâm cau là gì? Tác dụng của sâm cau và ai không nên dùng
Tranh cãi thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn? Câu trả lời của chuyên gia khiến nhiều người 'choáng' / 5 thói quen khi uống nước dễ phá hủy sức khỏe, cần bỏ ngay trước khi quá muộn
Sâm cau là gì?
Sâm cau là loại cây rừng, còn có tên khác là ngải cau, tiên mao hay cồ nốc lan, tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae). Sâm cau là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20-30 cm, lá hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau, to 2,5-3 cm, dài 20-40 cm, cuống lá dài khoảng 10 cm. Thân rễ của sâm cau hình trụ dài, mọc thẳng, dạng cỏ to bằng ngón tay, có nhiều rễ phụ, vỏ ngoài thô màu nâu.
Sâm cau có hoa nhỏ màu vàng, 6 cánh, mọc ra từ thân rễ xen trong kẽ lá. Quả nang, hình thuôn dài, có kích thước khoảng 1,5 cm, mỗi quả có khoảng 1-4 hạt.
Cây sâm cau.
Cây sâm cau mọc hoang trên rừng ở nhiều vùng núi phía tây bắc nước ta như Hòa Bình, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang..., một số ở vùng núi cao Lâm Đồng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc khai thác sâm cau diễn ra ồ ạt khiến cây bị cạn kiệt. Do đó, một số nơi đã đem về trồng. Bộ phận dùng làm thuốc của cây sâm cau là thân rễ, có tên dược liệu là tiêm mao.
Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, chất nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan, triterpenic, cycloartan glycosid là curculigosaponin (A, B, C, D), các chất Steroid có tác dụng tương tự như nội tiết tố nam testosteron.
Sâm cau có thể thu hoạch quanh năm nhưng có tác dụng tốt nhất là vào khoảng tháng 9-12 trong năm. Khi thu hoạch sẽ bỏ hết phần lá và rễ con, chỉ lấy phần củ, sau đó đem về rửa sạch, nạo bớt lớp vỏ bên ngoài. Do sâm cau có độc nên cần được ngâm nước gạo một đêm để loại bỏ hết độc tố, sau đó cắt lát mỏng, cắt khúc hoặc giữ nguyên, đem phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản.
Củ sâm cau.
Tác dụng của sâm cau
Theo Đông y, sâm cau có vị cay, hơi mặn, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng bổ thận, cường dương, ôn trung, chống ứ, mạnh gân cốt, ổn định chức năng tiêu hóa, kích thích ham muốn tình dục. Nhờ đó, sâm cau có thể dùng để điều trị liệt dương, yếu sinh lý, suy nhược thần kinh, phong thấp, hen suyễn, lậu, tiêu chảy, nhức mỏi xương khớp, loãng xương, suy nhược thần kinh, tử cung lạnh và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
Theo nghiên cứu hiện đại, tác dụng của sâm cau là tăng nội tiết tố sinh dục nam, cải thiện khả năng tình dục phái mạnh, chống lão hóa, cải thiện chất lượng tinh trùng, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hoạt động của tim, bổ thận gan, kháng viêm, chống huyết khối, chống co giật, tăng cường hoạt động cơ bắp, giảm thiểu đái tháo đường, ung thư.
Trong bài tổng quan về các cây thuốc có tác dụng tăng cường hoạt động tình dục, đăng tải trên Tạp chí y học BiomedResearch International năm 2014, cho thấy cây sâm cau là cây thuốc truyền thống có tác dụng tương cường khả năng tình dục, tăng sinh lý. Sâm cau có thể được sử dụng cho nam giới suy giảm thời gian và số lần giao hợp, suy giảm sức lực tình dục, suy giảm chức năng của bộ phận sinh dục.
Sâm cau đỏ.
Năm 2014, Đại học Y khoa Tamil Nadu (Ấn Độ) đã tài trợ cho viện Siddha, nghiên cứu lâm sàng trên 50 bệnh nhân thiếu hụt tinh trùng, không có các bệnh về gan, thận và đường tiết niệu, tinh trùng được định lượng trước và sau khi sử dụng thuốc chiết xuất từ sâm cau. Đại đa số bệnh nhân đã cải thiện tốt khả năng hoạt động tình dục, có sự thay đổi đáng kể về thời gian sống của tinh trùng sau 1 tháng uống thuốc. Sau đó, đến tháng thứ 2 bắt đầu có sự tăng về số lượng và khả năng vận động của tinh trùng. Sau 3 tháng điều trị, số lượng tinh trùng đã khôi phục lại được 80% so với người khỏe mạnh, 15 trong số 50 cặp vợ chồng sau đó đã sinh con.
Cách dùng sâm câu
Có rất nhiều cách để chế biến sâm cau, trong đó phổ biến là sắc thuốc uống hoặc ngâm rượu. Lựa chọn ngâm rượu được nhiều người sử dụng vì vừa đơn giản, giữ được lâu và dễ dùng.
Sâm cau ngâm rượu.
Cách ngâm rượu sâm cau không hề khó. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 kg sâm cau với 3 lít rượu trắng khoảng 45 độ. Sâm cau được rửa thật sạch, để ráo nước rồi tráng qua một lớp nước. Sau đó, xếp sâm cau vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu rồi đậy kín nắp. Sau khoảng 1 tháng, sâm cau ngâm rượu có thể sử dụng được. Để đạt được tác dụng tốt nhất, hoặc tùy vào bệnh lý, sâm cau có thể được sử dụng chung với nhân sâm, nhung huơu hoặc một số vị thuốc khác.
Nếu uống rượu, chỉ nên uống 2-3 ly nhỏ mỗi ngày sau bữa ăn. Ngoài ra, liều lượng sử dụng nên được cân đối tùy theo sức khỏe và bệnh lý, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết.
Ai không nên dùng sâm cau
Mặc dù là vị thuốc quý nhưng sâm cau có tác dụng cường dương, làm tiêu hao tinh lực, do đó những người hư yếu không nên sử dụng.
Không nên dùng sâm cau cho những người âm hư hỏa vượng.
Không nên dùng sâm cau cho những người bị bí tiểu.
Không nên sử dụng sâm cau quá nhiều vì nó có độc nhẹ, dễ gây tác dụng phụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần