Đời sống

Sau khi cha mẹ mất đi, ba kiểu họ hàng này cũng không bằng người ngoài, đừng thể hiện tấm lòng của mình với họ!

Mối quan hệ họ hàng luôn khiến nhiều người đau đầu khi phải phân biệt đâu là tình cảm gia đình chân thành đâu là những toan tính lợi ích cá nhân.

Cổ nhân dạy: Sống trên đời chớ quên 3 người này nếu muốn thành công / Các cụ dặn: "4 người này bỗng dưng tới nhà chơi, gia chủ dễ đổi vận giàu to", đó là những ai?

Ý nghĩa của cuộc sống là chân thành đón nhận niềm vui của cuộc sống mới và bình tĩnh đối mặt với sự chia ly của cái chết.

Sau khi cha mẹ chúng ta rời đi, thế giới xung quanh cũng lặng lẽ thay đổi. Cũng ở thời điểm này, những người thân trong gia đình cũng như họ hàng sẽ là điểm tựa tinh thần cũng như là những người giúp đỡ ta trong lúc hoạn nạn khó khăn.

Tuy nhiên, mới đây, trang Sohu đã có bài viết về việc sau khi cha mẹ bạn rời đi, có ba loại ‘người thân’ sẽ xuất hiện mà bạn không nên tâm sự với họ. Hãy cùng đọc bài viết và tự suy ngẫm!

“Người thân, họ hàng xa” bất ngờ xuất hiện

Nhiều người có thói quen nhờ người thân giúp đỡ để giải quyết các vấn đề sau khi cha mẹ qua đời, đặc biệt là một số người thân của cha mẹ ở quê nhà.

Cũng có một số người sẽ nêu quan điểm “lá rụng về cội” và đưa cha mẹ về quê.

Chính ở thời điểm này, xung quanh bạn luôn có một số họ hàng xa lạ lấy danh nghĩa người thân để thực hiện mục đích riêng.

Họ tiếp cận bạn với danh nghĩa họ hàng xa, vào thời điểm này, hầu hết mọi người đều không thể từ chối sự an ủi và chào hỏi từ người khác.

Ảnh minh họa

Một số người dễ xúc động và mềm lòng sẽ vô thức bước vào cạm bẫy tình cảm gia đình.

Những “người thân” chưa từng gặp mặt này sẽ đột nhiên xuất hiện vào lúc này, phần lớn họ vốn dĩ đều có chuyện muốn hỏi nhưng lại khó hỏi.

Vì vậy, họ lấy dịp này để làm cái cớ, an ủi bạn và nói ra câu chuyện muốn nói. Giữa lúc đang mắc kẹt với cảm xúc buồn bã, bạn sẽ dễ dàng đồng ý một số yêu cầu của những ‘người thân’ này. Tuy nhiên, sau này nếu muốn trốn tránh thì khó có thể xuống ngựa được.

Trong quan hệ giữa các cá nhân, đằng sau mỗi con người “bất thường” đều phải có lý do, đừng quá dễ dàng tin vào mối ràng buộc tình cảm vì chỉ có xung đột lợi ích mới là mối ràng buộc sâu kín nhất trong bản chất con người.

Người thân nhân danh tình cảm gia đình để 'dựa dẫm'

 

Trong cuộc sống, ai cũng khó tránh khỏi việc phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa những người thân cũng là một cách để duy trì mối quan hệ gia đình lâu dài.

Nhưng một số người sẽ luôn thực hiện hành vi nhân danh tình cảm của người thân để phục vụ lợi ích của mình.

Với những người này, khi bạn giúp đỡ họ, họ chỉ cảm thấy rằng đây là điều hiển nhiên. Nếu bạn không giúp đỡ thì với họ, bạn là một kẻ xấu xa, coi thường mối quan hệ gia đình và không tốt bụng.

Đối với những người luôn thích ‘ràng buộc’ người khác dưới danh nghĩa đạo đức. Mối quan hệ gia đình chỉ là công cụ trong mắt họ, và cái gọi là mối quan hệ gia đình chỉ là một kênh giúp anh ta kiếm ‘lợi nhuận’ dễ dàng hơn.

Trong bộ phim truyền hình "Mọi chuyện đều ổn" của Trung Quốc, người em trai luôn dựa vào sự giúp đỡ của chị gái mình gần như suốt cả đời. Thậm chí, khi chị gái có gia đình, người đàn ông này còn đến nhờ vả các cháu trai, cháu gái và mặc định đó là nhiệm vụ của họ. Nếu không làm theo, những người cháu này bị coi là thiếu đạo đức, bất hiếu.

 

Trên thực tế, những gì người đàn ông này đã dựa vào và lợi dụng ‘tình cảm gia đình’ là điều thiếu đạo đức.

Những người như vậy là người không biết điểm dùng và không bao giờ hài lòng. Chỉ cần bạn giúp họ một lần, họ sẽ dựa vào bạn, tiếp tục lợi dụng mối quan hệ gia đình và tình bạn để gây áp lực cho bạn.

Kết giao với những người thân như vậy sẽ chỉ mang lại rắc rối và không khác gì việc bị tra tấn tinh thần.

'Người thân tham phú phụ bần'

Mối quan hệ họ hàng dựa trên mối quan hệ huyết thống, và chúng ta không có lựa chọn nào khác. Có những mối quan hệ họ hàng luôn mở rộng vòng tay giúp đỡ ta khi khó khăn.

 

Tuy nhiên, có một số họ hàng tuy là ruột thịt nhưng trong lòng lại cực kỳ hợm hĩnh, luôn đặt lợi ích lên trên hết, phân biệt cao sang, thấp hèn. Những người này khi kết thân với người khác chỉ quan tâm đến lợi ích, hoàn toàn không quan tâm đến mối quan hệ gia đình, huyết thống.

Khi bạn giàu có, họ nhân danh mối quan hệ họ hàng, cực kỳ quan tâm đến bạn và theo dõi bạn bằng mọi cách có thể. Tuy nhiên khi bạn rơi vào cảnh khốn cùng và cần sự giúp đỡ, họ lại lẩn trốn nhanh hơn bất cứ ai khác, thậm chí là còn chế giễu bạn.

Trong mắt những người thân này, không có cái gọi là quan hệ huyết thống, chỉ có cái gọi là ‘lợi ích trần trụi’.

Thế mới có chuyện, khi bố mẹ còn sống, vì bộ mặt của bố mẹ và thái độ coi trọng mối quan hệ gia đình nên việc không giữ mối quan hệ những người thân như vậy và ngừng liên lạc với họ không phải là điều dễ dàng.

Tuy nhiên, sau khi bố mẹ ra đi, nhiều người chọn cách tránh xa những ‘người thân hợm hĩnh’ này vì cho rằng, họ chỉ là những đẩy mình xuống khi khó khăn, chứ không trở thành người kéo mình khỏi bờ vực đen tối.

 

‘Mối quan hệ huyết thống và gia đình’ không phải là liều thuốc chữa bách bệnh để dung thứ mọi thứ, khi đối xử với những người vô lương tâm, dù họ là người thân cũng đừng lãng phí tình cảm của mình cho họ.

Tuy nhiên, trong thế giới của người phàm, bạn phải tương tác với đủ loại ‘khuôn mặt’. Xin đừng ngại giao tiếp với người khác và đừng ngại tiếp xúc với lòng người.

Hãy giữ vững điểm mấu chốt rằng luôn là một người tận tâm và tốt bụng, rồi mọi chuyện từ từ sẽ sáng tỏ và có ‘nhân quả’!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm