Sò huyết rất tốt, nhưng khi ăn nhất định phải biết điều này
Mẹ bầu ăn xoài tăng sức đề kháng, bé thông minh sinh ra cao lớn vượt trội / 2 thời điểm uống sữa tốt nhất, giúp hấp thu tối đa lượng canxi
Trong các loại sò, sò huyết là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với hàm lượng dưỡng chất cao như đạm, magie, kẽm, omega-3 cao… sò huyết được đánh giá là món ăn bài thuốc hữu hiệu trong nhiều trường hợp.
Để phát huy công dụng chữa bệnh của sò huyết, cần chế biến sò để chữa bệnh theo các cách sau:
Sò huyết dùng làm món ăn bổ dưỡng, thanh nhiệt, có ích cho người suy nhược cơ thể, người bị lao phổi, bằng cách: Lấy 100 g thịt sò huyết phối hợp với 100 g lá hẹ ninh nhừ, chia làm 2 lần ăn trong ngày.
Sò huyết dùng cho người cao huyết áp, mất ngủ, mỡ máu tăng, béo phì: Lấy 100 g thịt sò huyết nấu với 50g đọt non dây chùm bao (hoặc lá vông nem), chia 2 lần ăn trong ngày.
Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: Lấy 100g thịt sò huyết nấu với 50g thịt heo, ăn trước khi hành kinh.
Điều cần biết khi ăn sò huyết
Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết, và việc sử dụng sò huyết không đúng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi ăn sò huyết cần tránh những điều sau đây:
Do sống trong bùn, nước nên nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc,… Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn.
Mức độ retinol có trong sò huyết quá cao, loại chất này còn liên quan đến dị tật bẩm sinh. Vì vậy với phụ nữ mang thai và sau khi sinh thường không khuyến khích ăn món này.
Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.
Lưu ý: Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy...
Ăn sò huyết đúng cách
Cách chế biến sò huyết đơn giản nhất là đặt sò huyết lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra thì lấy thịt ăn nóng với gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm.
Ngoài ra, sò huyết thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon bằng cách nướng, hấp gừng, xốt me, xào chua ngọt, nấu cháo.
Tại một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, sò huyết thường được sơ chế bằng cách nhúng vào nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt. Dùng ăn với xốt chua ngọt, ngâm giấm, ướp trong nước tương hay ướp muối. Hoặc dùng thịt sò chiên, xào với các gia vị cay ấm hoặc nấu cà ri sò… đây cũng là món rất ngon miệng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con vật được xem như 'lộc trời cho', chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg
Ngày chồng sang sống với bồ, vợ lẳng lặng mở két lấy 300 triệu rời nhà ra đi
Cuối tuần này (23-24/11): 4 con giáp đón lộc trời ban, vận may bất ngờ, thành công vượt mong đợi
Giải mã giấc mơ: Dấu hiệu tiền bạc sắp đến nếu bạn mơ thấy điều này
Khám phá cây thuốc với cái tên đọc 'méo cả mồm' có tác dụng chữa bệnh, phổ biến khắp làng quê Việt
Tại sao ở bồn rửa mặt thường có một lỗ tròn nhỏ, công dụng thực tế là gì?