Sự thật giật mình: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh, vừa sai lầm vừa nguy hiểm
Thực đơn ăn để đẹp trái ngược của 2 'hot girl' Hàn vạn người mê / 10 dịch vụ khách sạn kỳ lạ nhất thế giới
Ths.BS Nguyễn Thị Kim Anh,Khoa Sơ sinh, BV Nhi Đồng 2, cho biết bệnh vàng da là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, do tăng bilirubin gián tiếp (sắc tố mật) trong máu. Vàng da có mức độ nhẹ là vàng da sinh lý (trẻ bị vàng da trong 2 tuần đầu sau sinh, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác, trẻ vẫn bú tốt, tăng cân, đi phân vàng...). Trẻ sẽ dần dần tự khỏi mà không cần chiếu đèn.
Quan niệm tắm nắng cho trẻ có thể chữa được bệnh vàng da là sai lầm.
Đối với vàng da bệnh lý, trẻ thường có biểu hiện vàng da xuất hiện sớm sau sinh, mức độ vàng da đậm, toàn thân xuống tới lòng bàn chân, nếu ảnh hưởng thần kinh trẻ sẽ có triệu chứng bất thường: lừ đừ, bỏ bú, khóc thét, co gồng, ngưng thở. Trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý cần phải được chỉ định chiếu đèn và có thể phải thay máu nếu chỉ số bilirubin gián tiếp quá cao có khả năng ảnh hưởng não, đặc biệt xảy ra ở trẻ và mẹ bất đồng nhóm máu ABO hay Rhesus.
Theo BS Kim Anh, quan niệm tắm nắng cho trẻ có thể chữa được bệnh vàng da là sai lầm và có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì không được điều trị kịp thời. Bản chất việc tắm nắng là để phụ huynh dễ dàng nhận thấy màu da của con có sự thay đổi, không có khả năng đẩy lùi bệnh.
Nếu bệnh vàng da bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não, hậu quả khiến trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. "Do đó, để nhận biết trẻ bị vàng da sinh lý hay bệnh lý, cha mẹ cần đưa con đến BV có chuyên khoa nhi để được khám, kiểm tra, và điều trị kịp thời cho trẻ”, BS Kim Anh khuyến cáo.
Đồng tình với quan điểm trên, BS Nguyễn Trí Toàn,Trưởng khoa Nhi, PK Quốc tế Victoria Healthcare, cho biết:“Muốn bổ sung vitamin D cho trẻ thì trong ánh nắng mặt trời phải có tia cực tím loại B (tia UVB), trong khi đó ánh nắng vào buổi sáng trước 10 giờ và sau 3 giờ chiều không có tia UVB. Tức là việc tắm nắng, phơi nắng buổi sáng sớm là vô ích".
Trên thế giới không có những khuyến cáo tắm nắng hay phơi nắng cho trẻ.
BS Toàn cho rằng, muốn cho con tắm nắng để tổng hợp vitamin D là phải cho trẻ tắm nắng từ khung giờ 10 giờ trưa đế 3 giờ chiều, tuy nhiên mức độ tia UVB, UVA trong khung giờ trên rất độc cho da, có thể làm phỏng, tăng nguy cơ bị ung thư da, da nhăn nhéo lão hóa sau này. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, da rất mỏng, hệ thống bảo vệ da rất kém nênnguy cơ trên càng cao hơn nhiều lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này