Sữa đậu nành ngon bổ nhưng có 5 nhóm người không nên dùng kẻo rước thêm bệnh
Phần thịt ngon bổ mỗi con lợn chỉ có một miếng nhỏ nhưng nhiều người ăn sai gây hại sức khỏe / 3 loại cá ít dinh dưỡng, nhiều chất có hại, càng ăn nhiều tế bào K càng phát triển mạnh
Sữa đậu nành giàu protein thực vật, phospholipids, vitamin B1, B2 và niacin. Sữa đậu nành còn chứa các khoáng chất như sắt, canxi…
Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại đồ uống này.
5 nhóm người không nên dùng sữa đậu nành
Người có đường tiêu hóa kém
Khi đi vào hệ tiêu hóa, sữa đậu nành có thể tạo ra khí dưới tác dụng của enzyme. Những người bị khó tiêu, ợ hơi, chức năng dạ dày kém nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này.
Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp tính và mạn tính cũng không nên thường xuyên sử dụng sữa đậu nành để tránh kích thích dạ dày tiết nhiều axit, làm đầy hơi hoặc khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Người bị bệnh gút
Bệnh gút xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể. Trong khi đó, đậu nành rất giàu purin và purin là chất ưa nước. Vì vậy, người có triệu chứng của bệnh gút, hay mệt mỏi, thể chất yếu không nên sử dụng sữa đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành để tránh làm bệnh thêm nặng.
Người bị sỏi thận
Đậu nành có chứa oxalate. Chất này có thể kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi. Vì vậy, người bị sỏi thận tốt nhất nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành.
Người đang phục hồi sau phẫu thuật hoặc sau khi bị bệnh
Nhóm người này đang có sức khỏe yếu, chức năng đường ruột dạ dày không tốt. Trong thời gian hồi phục tốt nhất không nên uống sữa đậu nành. Sữa đậu nành có tình hàn (lạnh) có thể dẫn tới buồn nôn, đau bụng, đi ngoài và một số triệu chứng khác.
Người có khối u tuyến vú
Đậu nành chứa phytoestrogen có thể kích thích sản sinh estrogen trong cơ thể và khiến các khối u tăng kích thước. Do đó, những người có tiền sử mắc các khối u tuyến vú, tử cung, buồng trứng không nên sử dụng sữa đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành.
Một số lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
Không uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Sữa đậu nành có chứa các chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khỏe. Các chất này sẽ bị phá hủy dưới tác động của nhiệt độ cao. Do đó, nên đun sôi sữa đậu nành để loại bỏ các chất này. Uống sữa đậu nành chưa được đun sôi kỹ có thể dẫn tới tình trạng buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Không uống sữa đậu nành thay nước lọc
Sữa đậu nành dù tốt nhưng cũng không thể sử dụng thay thế nước lọc. Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể dẫn tới đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Trong khi đó, cơ thể lại thiếu nước để tiến hành đào thải chất độc, chất cặn bã ra bên ngoài.
Không uống cùng thuốc
Không nên sử dụng sữa đậu nành cùng các loại thuốc vì như vậy cơ thể vừa không hấp thụ được dinh dưỡng trong sữa vừa làm giảm tác dụng điều trị bệnh của thuốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài