Đời sống

Sức mạnh vô biên của việc giáo hóa bằng đức hạnh

Xưa nay những người đạo đức cao thượng đều được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ. Sức mạnh cảm hóa của đức mạnh hơn tất cả mọi quyền lực, danh lợi, của cải, hình phạt, hay bất kỳ chế tài nào.

'Vợ chồng là duyên, con cái là nợ, không duyên không lấy, không nợ không theo' / Thứ đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?

Vương Liệt (141-219), tự Ngạn Phương, là người Thái Nguyên (huyện Dương Khúc, Sơn Tây ngày nay) sống trong thời Đông Hán, là người chính trực, hiếu nghĩa. Ông nổi tiếng khắp nơi bởi nhân nghĩa và đức hạnh, đã cảm hóa mọi người trong làng, mọi người đều vô cùng kính trọng ông.

Vương Liệt bái Trần Thực làm thầy, kết giao với hai người con trai của Trần Thực. Các danh sỹ Dĩnh Châu đương thời như Tuân Sảng, Giả Bưu, Lý Ưng và Hàn Dung đều theo học Trần Thực, tất cả đều khâm phục nhân cách và phẩm hạnh của Vương Liệt, và đều kết giao với ông. Danh tiếng Vương Liệt nổi danh khắp thiên hạ. Sau khi học hành thành tựu, ông về quê Thái Nguyên mở trường dạy học, giáo dục người dân, khiến cho phong khí xã hội thay đổi, người người đều hành thiện, tránh làm việc ác.

Có một kẻ trộm trâu, bị chủ nhà bắt được. Kẻ trộm nói: “Xin ông cứ đưa tôi lên quan phủ, tôi xin chịu mọi hình phạt của pháp luật. Tôi chỉ xin ông đừng để ngài Vương Ngạn Phương biết”.

Ảnh minh họa.

Vương Ngạn Phương nghe được chuyện này, lập tức sai người đến tạ tội với người chủ trâu, đồng thời tặng một súc vải cho kẻ trộm trâu. Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ. Có người tìm đến hỏi nguyên cớ, Vương Liệt nói: “Kẻ trộm này sợ tôi biết được tội lỗi của hắn, có thể thấy hắn có lòng xấu hổ. Người có lòng xấu hổ với tội lỗi của mình thì ắt sẽ có thể sửa chữa lỗi lầm mà hướng thiện. Do đó tôi làm như vậy để khích lệ hắn có thể sửa chữa sai lầm mà tự đổi mới mình”.

Độ nhân không chỉ là một kiểu giáo huấn, cảnh tỉnh mà đồng thời là một kiểu truyền cảm. Đạo độ nhân chân chính không chỉ cần điểm hóa và khai thị bằng ngôn ngữ mà còn cần cảm hóa và khơi gợi bằng hành vi. Có những lúc sức mạnh của ngôn ngữ là mong manh có hạn còn trong hành vi có thể biểu hiện ra cảnh giới thực sự của Phật. Có thể khiến con người vô hình trung cảm nhận được lời kêu gọi của Phật pháp, lĩnh ngộ được ý nghĩa thực sự của trí tuệ.

Trong giáo dục có “Ngôn truyền thân giáo” (truyền thụ bằng ngôn ngữ, giáo dục bằng chính bản thân) chính là đạo lý này.

Khi Phật độ nhân biểu hiện rõ tâm từ bi cực lớn, người thường dùng hành động thực tế của mình độ thoát chúng sinh khỏi biển khổ.

 

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm