Đời sống

Tác dụng của giấm đối với sức khỏe

Có thời, giấm từng được coi là “rượu của các vị thần” bởi niềm tin vào khả năng chữa lành nhiều loại bệnh của nó.

Bị chú rể "bùng" sát ngày cưới, cô dâu đành thuê anh xe ôm thế vai, ai ngờ đám cưới giả mà tân hôn thật, choáng hơn nữa là điều anh ta thú nhận / Đặc sản cà phê kiến: Cầm cốc uống mà tưởng cầm đá quý hiếm trên tay

Không ít website và mạng xã hội vẫn khiến người đọc tin rằng, việc uống giấm, đặc biệt giấm táo, là một phương pháp chữa bách bệnh, trong đó có các chứng đau lưng, cảm lạnh, đau bụng, bệnh truyền nhiễm và cả hỗ trợ giảm cân.
Lịch sử và những câu chuyện truyền miệng cũng cho thấy khá nhiều lợi ích của giấm. Trong các y thư cổ Hy Lạp, Hippocrates đã từng khuyên bệnh nhân sử dụng giấm để chữa ho và cảm lạnh. Hay trong đợt bùng phát dịch hạch kinh hoàng năm 1348, thầy thuốc người Ý Tommaso Del Garbo cũng rửa tay, mặt và súc miệng bằng giấm mỗi ngày, vì tin rằng sẽ giúp ông miễn nhiễm với dịch. Chưa kể, các binh sĩ thời La Mã cũng hay pha giấm với nước như một thức uống giải khát, điều mà không ít vận động viên thể thao ngày nay vẫn thường làm.

Giấm táo được nhiều người mong muốn giảm cân yêu thích. Ảnh: Madeleine Steinbach/Shutterstock.com

Nhiều nghiên cứu y khoa hiện đại cũng cung cấp một số bằng chứng đáng tin cậy về lợi ích của giấm đối với sức khỏe, nhất là giấm táo. Cụ thể, giấm táo có tác dụng giúp cải thiện lượng glucose trong máu sau bữa ăn ở người mắc chứng kháng insulin (hiệu quả kiểm soát đường huyết của insulin bị suy giảm). Trong một nghiên cứu khác, 11 tình nguyện viên mắc chứng “tiền tiểu đường” tham gia thí nghiệm, đã có biểu hiện giảm lượng đường trong máu, khoảng từ 30 đến 60 phút sau khi được cho uống khoảng 20 ml giấm – hiệu quả còn tốt hơn cả thuốc hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được thực hiện trên đối tượng người trưởng thành mắc chứng béo phì cũng cho thấy giấm có tác dụng hỗ trợ giảm cân, làm tan mỡ và chuyển hóa đáng kể triglycerides (chiếm tới 95% lượng chất béo mà cơ thể tiêu thụ hằng ngày, thành phần chủ yếu có trong dầu thực vật và mỡ động vật).
Ngoài ra, một nhóm các nhà khoa học khác còn thử nghiệm, cho 155 người Nhật trưởng thành mắc bệnh béo phì lựa chọn, giữa việc uống 15 – 30 ml giấm hoặc uống thuốc, rồi sau đó theo dõi chỉ số cân nặng, lượng mỡ thừa và triglycerides của họ; Kết quả cho thấy tình trạng của những người uống giấm đã được cải thiện đáng kể. Chưa kể, một số nghiên cứu khác áp dụng trên động vật, chủ yếu là chuột, cũng chứng minh giấm có khả năng làm giảm huyết áp và tan mỡ bụng.
Nhìn chung, những lợi ích sức khỏe của giấm [mà chúng ta nghĩ] vẫn cần được kiểm chứng thêm bằng các nghiên cứu trên quy mô lớn, với nhiều nhóm đối tượng. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có manh mối nào cho thấy giấm có hại, trừ khi người dùng uống quá nhiều hoặc sử dụng loại có nồng độ axit axetic quá cao – vốn chỉ dùng cho công việc lau dọn (con người chỉ có thể tiêu thụ được axit ở nồng độ 4-8%). Ngoài ra, hành động nhỏ giấm vào mắt, hoặc ủ trong chum để tạo đường, tất nhiên sẽ chẳng hề có lợi cho sức khỏe chút nào. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, rằng giấm chắc chắn không phải thần dược chữa bách bệnh như nhiều người vẫn nghĩ, mà thực sự chỉ mang lại một số lợi ích nhất định.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm