Tác dụng của lá hẹ với nam giới không nên bỏ qua
Chỉ mặt loại rau quả quen thuộc chứa nhiều hóa chất độc hại nhất mà quá nhiều người đang ăn mỗi ngày / Những món ăn khiến cân nặng giảm không kiểm soát nhanh tới chóng mặt
Cây rau hẹ còn được người dân một số nơi gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Đây là một loại rau gia vị, thường được sử dụng trong chế biến một số món ăn. Bên cạnh đó cây hẹ còn được biết đến là một vị thuốc đông y để chữa bệnh. Dưới đây là những tác dụng của lá hẹ với nam giới.
Đặc điểm của cây rau hẹ
Cây rau hẹ chiều cao khoảng 20 - 40cm, mùi thơm rất đặc trưng. Cây lá hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Bạn chỉ cần gieo hoặc trồng bằng cây con một lần, là đã có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây lá hẹ phát triển tốt quanh năm, vừa có thể dùng làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh những khi cần thiết.
Lá hẹ chứa các chấtdinh dưỡngquan trọng, tốt cho giấc ngủ vàsức khỏecủa xương. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chất hóa học trong hẹ có tác dụng chống ung thư.
Cây lá hẹ là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Lá hẹ chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi như là vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, để nhận được một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng này, bạn sẽ phải ăn một lượng lớn lá hẹ.
Tác dụng của lá hẹ với nam giớiTrong Đông y, rau hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Vì thế, lá hẹ được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.
Lá hẹ tươi rửa sạch, giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
- Lá hẹ xào cùng tôm nõn tươi, ăn với cơm.
- Lá hẹ nấu với gan dê không chỉ bổ dương mà còn có tác dụng làm sáng mắt.
- Lá hẹ xào lươn: Lươn lọc bỏ xương cắt khúc xào cùng gia vị, gừng, tỏi, khi cạn cho lá hẹ cắt đoạn, xào thêm 5 phút, ăn nóng.
Lợi ích của hẹ đối với sức khỏe
Theo Tây y, trong 1kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, cùng nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ… tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Lá hẹ có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh:
- Tiêu hoá kém: Hẹ có tính ấm, đặc biệt tốt cho dạ dày, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn nhanh. Không chỉ ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, ăn nhiều hẹ còn giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và chữa các triệu chứng khó chịu của bệnh đại tràng.
- Giảm mỡ máu: Hẹ tác dụng lưu thông máu, giải độc, còn giúp cơ thể giảm mỡ máy cũng như phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, thiếu máu, xơ cứng động mạch.
- Kháng viêm: Trong lá hẹ chứa allicin, một loại dầu lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhất là khi bạn gặp các vết thương ngoài da, ăn nhiều lá hẹ rất mau lành.
- Hen suyễn: Hẹ rất giàu vitamin A, ăn nhiều rau hẹ không chỉ tốt cho làn da, thị lực và phổi, mà còn giảm nguy cơ bị cảm lạnh, giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn…
- Chữa đau lưng, đau thận.
Không thể phủ nhận các tác dụng của lá hẹ với nam giới và các tác dụng điều trị bệnh của hẹ. Tuy nhiên, khi dùng vị thuốc này, người dùng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây hẹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ